Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Cách đăng ký Mã số thuế mới

Đánh giá
ý nghĩa của mã số thuế doanh nghiệp
Đánh giá

Các doanh nghiệp đều biết và cần thực hiện đăng ký và được cơ quan thuế cấp cho một mã số thuế, nhưng dãy mã số thuế doanh nghiệp đó có ý nghĩa gì thì chắc hẳn không nhiều doanh nghiệp, cá nhân nắm được. Apexlaw Việt Nam xin gửi đến bạn đọc bài viết: “Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Cách đăng ký Mã số thuế mới.”

1. Mã số thuế doanh nghiệp là gì

Ma so thue doanh nghiệp là một dãy các chữ số sẽ được mã hóa theo 1 nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng doanh nghiệp thực hiện việc thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định Pháp luật về Thuế, bao gồm cả người nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Mã số thuế sẽ dùng để xác định, nhận biết từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

1.1. Thành phần của một Mã số thuế doanh nghiệp

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 4 THông tư 95/2016/TT-BTC quy định thành phần của cấu trúc của một ma so thue như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Nhìn thì có thể phức tạp, nhưng dãy số trên được phân biệt cụ thể thành 2 phần 
  • Nhóm mã số thuế có 10 số
N1N2 là số phân Khoảng tỉnh thành được cấp Ma so thue được quy định theo danh mục mã phân khoảng tỉnh (Đối tượng kinh doanh) hoặc là số không phân Khoảng tỉnh để cấp mã số thuế (Đối với MST được cấp cho các cá nhân khác).

N3N4N5N6N7N8N9 đợc quy định theo 1 cấu trúc nhất định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999. Số thứ tự N10 chính là chữ số để kiểm tra.

  • Nhóm mã số thuế có 13 số
Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên. Ký hiệu dùng để phân tách nhóm 10 số đầu với nhóm 3 số cuối là dấu gạch ngang (-).

Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh số theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính. 

Mã số thuế doanh nghiệp là gì
Mã số thuế doanh nghiệp là gì?

1.2. Nguyên tắc cấp mã số thuế

  • Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế 
  • Các tổ chức kinh tế, tổ chức khác khi đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp sẽ được cấp 1 mã số thuế độc nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC. 
  • Ma so thue sau khi được cấp cho doanh nghiệp sẽ không được cấp lại cho người nộp thuế khác.
  • Mã số thuế đã cấp không được sử dụng để lại cấp cho người nộp thuế khác.
  • Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi thực hiện chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế sẽ được giữ nguyên.

MST 10 số được cấp cho các DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật (Sau đây gọi là “Đơn vị độc lập”); đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác theo quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Mã số thuế 13 số sẽ được cấp cho
  • Các văn phòng đại diện, các chi nhanh của DN được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
  • Các đơn vị phụ thuộc của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật và vẫn sẽ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
Lưu ý về quá trình sử dụng mã số thuế
  • Không được phép sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp, cá nhân cá nhân nộp thuế khác dưới bất kỳ hình thức nào
  • Ghi mã số thuế doanh nghiệp vào hóa đơn, tài liệu, chứng từ khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế, mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.
  • Nếu trong trường hợp đang thực hiện kinh doanh mà hết hạn thuê địa điểm kinh doanh, văn phòng giao dịch và bạn chuyển qua địa điểm khác thì phải thông báo cho cơ quan thuế để cơ quan này nắm tình hình hoạt đồng và không thực hiện khóa ma so thue doanh nghiệp.
Bởi lẽ khi bị khóa MST doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nằm trong danh sách bị theo dõi: Bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc không thực hiện nộp tờ khai quá lâu. Khi đó doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được nữa.

2. Cách đăng ký mã số thuế doanh nghiệp mới

2.1. Trình tự đăng ký mã số doanh nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư thì người nộp thuế sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật sau đó gửi đến cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế.

Khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, cơ quan thuế sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ cơ quan chức năng sẽ xử lý hồ sơ và cấp mã số thuế cho người nộp thuế.

Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cục Thuế hoặc nộp hồ sơ online thông qua hệ thống bưu chính.

2.2. Hồ sơ đăng ký thuế doanh nghiệp 

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo (nếu có)
  • Tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ MST 13 số.
Trong bài viết: “Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Cách đăng ký Mã số thuế mới” Apexlaw Việt Nam đã phân tích ý nghĩa của một mã số thuế doanh nghiệp và cách đăng ký một mã số thuế doanh nghiệp mới.
Apexlaw Việt Nam định hướng trở thành đơn vị cung cấp chuỗi dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam, thực hiện sứ mệnh giúp đỡ doanh nghiệp, nhà đầu tư Kinh doanh Tuân thủ pháp luật và hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Apexlaw Việt Nam cam kết cung cấp chuỗi dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, toàn diện theo suốt vòng đời phát triển doanh nghiệp.
Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hay có mong muốn được hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, các loại giấy phép con, tự công bố sản phẩm…Hãy liên hệ với chúng tôi.
apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Liên hệ với Apexlaw Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335