Ngày 21 tháng 09, Tòa án Nhân dân TP.HCM dự kiến sẽ mở phiên xét xử Nguyễn Phương Hằng (Hiện đang là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam), ông Đặng Anh Quân (Hiện là tiến sĩ luật, đã có thời gian công tác tại Trường ĐH Luật TP.HCM) và bà Nguyễn Thị Mai Nhi, ông Huỳnh Công Tân, bà Lê Thị Thu Hà về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân” căn cứ theo khoản 2 Điều 331 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Xét xử Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm – Có thể bị phạt tù từ 2-7 năm.
Cáo trạng của Viện KSND TP.HCM đưa ra nhận định, đây là vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức “.
Trong đó, bị can Nguyễn Phương Hằng đã có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ của mình để thực hiện nhiều buổi livestream (phát sóng trực tiếp) trên nền tảng Facebook thu hút rất nhiều người xem, đưa ra các phát ngôn bịa đặt, biết rõ là thông tin không đúng sự thật hoặc các thông tin chưa được kiểm chứng và đã xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân.
Xét xử Nguyễn Phương Hằng vì có hành vi đưa các thông tin thuộc về bí mật cá nhân lên các trang mạng xã hội, cùng với những bí mật về đời sống riêng tư của các cá nhân, bao gồm ông Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ hài Hoài Linh), ca sĩ Vi Oanh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển, bà Lê Thị Giàu, bà Đinh Thị lan, bà Trương Thị Việt Hà.
Đồng phạm liên quan đến bà Hằng là ông Đặng Anh Quân đã thực hiện hoạt động tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với bà Nguyễn Thị Phương Hằng trong 11 buổi Livestream. Ông quân đã có hành vi cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội của mình.
“Tạm giữ Tổng giám đốc bất động sản Nhật Nam” Đọc thêm TẠI ĐÂY
Cáo trạng của cơ quan chức năng còn nêu rõ trong các buổi livestream của mình, ông Quân đã phát ngôn nội dung xuyên tạc, vu không, xúc phạm danh dự, uy tín nhân phẩm của nghệ sĩ Hoài Linh 14.
Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và đối tượng Huỳnh Công Tân đã thực hiện hành vi tạo lập và quản lý các trang mạng xã hội, thực hiện kết nối các tài khoản mạng xã hội vào internet; thêm vào đó là thông báo thời gian, chủ đề livestream, chuẩn bị nội dung, sân khấu đề bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Đồng thời còn đăng tải các bài viết lên mạng xã hội theo chỉ đạo của Bà Hằng.
Xét xử Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm của mình, thật đúng cho câu nói “Họa từ miệng mà ra”. Những hành vi này đã vi phạm đến các điểm a, b khoản 3 Điều 16, Điểm d Khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng năm 2018 khi đã trực tiếp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Do đó, theo Viện Kiểm sát, phải xử lý nghiêm để cải tạo, thực hiện hành vi giáo dục riêng và răn đe, phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, hành vi này chỉ xử lý về hành vi về tội danh, các bị can sẽ bị khởi tố về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Không có căn cứ để xét xử Nguyễn Phương Hằng thêm tội “Làm nhục người khác” và “Vu khống”.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: người nào lợi dụng những quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do hội họp, tôn giáo, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Nếu trong trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị xử phạt tù từ 2–7 năm. Có thể thấy quyền tự ngôn luận đang bị lạm dụng quá mức, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội.