Vi khuẩn kháng kháng sinh đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe con người, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã ngày càng tăng vọt thậm chí đã ngày càng trở lên đáng báo động. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả để điều trị những bệnh lý được hình thành do vi khuẩn kháng kháng sinh. Vấn đề này thực sự ảnh hưởng đến quá trình điều trị và sức khỏe của người bệnh.
Nội Dung Bài Viết
1. Vi khuẩn kháng kháng sinh được hình thành như thế nào
Vi khuẩn kháng thuốc (hay còn gọi là vi khuẩn kháng kháng sinh là những loại vi khuẩn nào, và nguyên nhân tại sao có thể kháng được thuốc? Đây là một vướng mắc được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Sự hình thành của các vi khuẩn kháng thuốc – Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh chủ yếu dựa vào các cơ chế sau.
- Hạn chế sự xâm nhập của kháng sinh
Các loại vi khuẩn đều có những cách của riêng chúng để hạn chế sự xâm nhập từ kháng sinh vào bên trong của tế bào. Sự hạn chế này sẽ ngày càng mạnh mẽ và trở nên hiệu quả hơn sau nhiều lần bị tấn công. Do đó, kháng sinh dần dần sẽ có ít cơ hội để có thể tác động, và tiêu diệt vi khuẩn.
Để làm được điều này, vi khuẩn đã gia tăng sự bền vững của màng bảo vệ (như mang bên ngoài của vi khuẩn gram âm) hoặc cũng có thể sử dụng cách bơm đẩy ở bên trong tế bào để thực hiện đẩy kháng sinh xâm nhập ra ngoài (xảy ra ở Acinetobacter, trực khuẩn mủ xanh…).
Hay nói theo cách khác, vi khuẩn sẽ mặc cho mình một tấm áo giáp hoặc đẩy các kháng sinh ra ngoài với công xuất lớn hơn, khiến kháng sinh sẽ có ít khả năng tiêu diệt được chúng.
- Phá hủy những kháng sinh được hấp thụ
Một số vi khuẩn khác sẽ chọn cách tiết ra các loại enzyme nhằm phá hủy kháng sinh. Hiện tượng này thường xảy ra ở các loại vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn tụ cầu vàng.
Loại enzyme phá hủy tụ cầu vàng được gọi là Beta-Lactamase. Enzyme này sẽ phá vỡ liên kết vòng lactam của kháng sinh.
Ở các loại vi khuẩn đường ruột như E.coli, Klebsiella sp,… enzyme Beta-lactamase phổ rộng sẽ được tổng hợp. Loại enzyme này hiện nay có thể kháng lại hầu hết các loại kháng sinh lactam ngoại trừ một số loại mới.
Đặc biệt hơn, thời gian gần đây, một số vi khuẩn đã tổng hợp được men NDM-1 đủ khả năng kháng lại tất cả các kháng sinh. Đây là tình trạng báo động đã đánh dấu một sự phát triển vượt trội của các loại vi khuẩn.
Có thể nói, nếu như gặp kháng sinh đủ mạnh để xuyên qua lớp phòng vệ của chúng, vi khuẩn sẽ chủ động tiết hóa chất nhằm phá hủy kháng sinh.
- Bất hoạt kháng sinh – vi khuẩn kháng kháng sinh
Đây là một cơ chế kháng kháng sinh được tìm ra gần đây. Vi khuẩn có thể ngăn chặn hoặc đủ khả năng làm biến đổi các mục tiêu tác động của kháng sinh trên tế bào của mình, từ đó gây ra hiện tượng mất hiệu lực thuốc.
Hiện tượng này có thể gây ra tình trạng đột biến nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn. Cơ chế này thường xuyên xảy ra tại các cầu khuẩn gram dương ví dụ như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pneumonia) và rất hiếm ở chủng vi khuẩn gram âm.
Các đột biến trong gen của vi khuẩn sẽ làm cho kháng sinh không còn đủ khả năng ức chế sự sinh trưởng của chúng.
2. Đối mặt với vi khuẩn kháng kháng sinh, cần làm gì
Lạm dụng thuốc kháng sinh một cách quá mức chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh đang rất báo động hiện nay. Do đó, để tự bảo vệ chính sức khỏe của mình và những người xung quanh, mỗi cá nhân cần ý thức:
- Sử dụng kháng sinh một cách hợp lý, khoa học, không lạm dụng thuốc, không sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Chỉ sử dụng các loại kháng sinh khi có chẩn đoán của bác sĩ về việc bản thân bị nhiễm trùng. Sau liệu trình chỉ định, cần phải chấm dứt việc sử dụng kháng sinh ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng không được kết thúc sớm ngay cả khi đã không còn dấu hiệu bệnh.
Có thể thấy, vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ trở thành mối lo ngại toàn cầu, do đó, để có thể hạn chế tình trạng kháng kháng sinh và thế hệ sau này không phải gánh chịu những hậu quả to lớn, bạn cần có một ý thức sử dụng thuốc kháng sinh đúng đắn và khoa học.