Ngày nay, hoạt động thương mại hóa phát triển vô cùng đa dạng về các lĩnh vực như: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,… Song song với đó là hoạt động mua bán doanh nghiệp tiềm năng cũng ngày càng phát triển hơn. Mua bán doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn phức tạp, đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có định hướng rõ ràng và tìm hiểu sâu rộng về thị trường, tình hình tài chính và pháp lý.
Trong bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam xin gửi Quý Khách hàng Thủ tục mua bán doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam mới nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Quy trình mua bán doanh nghiệp M&A
Mỗi thương vụ M&A đều có những vấn đề riêng biệt nhưng vẫn có những bước chung sau đây:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch, chiến lược và lập danh sách các công ty mục tiêu
Đây là bước quan trọng nhất trong một thương vụ M&A. Trước khi bước vào quá trình sáp nhập, chủ doanh nghiệp phải đưa ra được một chiến lược rõ ràng trong quá trình tiền M&A. Đây là điều rất quan trọng bởi cần phải có chiến lược rõ ràng mới xác định được các mục tiêu tiềm năng từ đó lập danh sách để tiến hành đánh giá.
Bước 2: Thực hiện quá trình đánh giá sơ bộ doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện quá trình đánh giá và kiểm tra chi tiết về doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:
- Tình hình tài chính: đánh giá, phân tích về hoạt động thương mại, tiến hành định giá chất lượng tài sản, hồ sơ công nợ, hồ sơ kế toán,…
- Hoạt động thương mại: đánh giá về tệp khách hàng, phân tích tình hình kinh doanh trong các năm tiếp theo
- Hồ sơ pháp lý: tìm hiểu, rà soát các thông tin về hồ sơ pháp lý, thông tin về lao động, hình ảnh thương hiệu từ đó đưa ra đánh giá chi tiết về khả năng rủi ro về pháp lý của doanh nghiệp
- Hồ sơ về thuế: Kiểm tra, đánh giá chính xác về việc kê khai thuế từ đó đưa ra các khả năng rủi ro về thuế có thể xảy ra
Quá trình này giúp đảm bảo thông tin về doanh nghiệp là chính xác và đáng tin cậy. Đây là bước quan trọng bởi vì nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một thương vụ mua bán doanh nghiệp.
Bước 3: Tiến hành thẩm định giá
Sau khi đánh giá doanh nghiệp xong, bên mua sẽ tiến hành thuê các đơn vị pháp lý và tài chính để đánh giá có tính chuyên môn về hoạt động của công ty mục tiêu. Trước khi thẩm định, hai bên bắt buộc phải ký kết một hợp đồng bảo mật thông tin nhằm đảm bảo mục đích hợp pháp khi bên mua đã tiếp cận đến các thông tin dữ liệu nội bộ của bên bán trong trường hợp này bên mua có thể lợi dụng dữ liệu thông tin mật của bên bán với mục đích xấu.
Việc thẩm định thường bao gồm hai phần:
- Thẩm định về tài chính: tập trung thẩm định về vốn, các khoản vay, quỹ dự phòng, tính ổn định của dòng tiền, khả năng thu hồi công nợ, dự đoán tài chính trong những năm sắp tới,…
- Thẩm định về pháp lý: tập trung đánh giá bao quát và toàn vẹn về các vấn đề pháp lý, bao gồm: tư cách pháp nhân, quá trình góp vốn và tư cách của các cổ đồng, thông tin về lao động – bảo hiểm, các dự án,…
Kết quả thẩm định có vai cốt lõi đối với bên mua, giúp bên mua căn cứ vào kết quả và chiến lược của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có hay không thực hiện thương vụ M&A.
Bước 4: Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Bên mua và bên bán cùng xác định lại nhu cầu của hai bên. Sau đó, tiến hành đàm phán về các điều kiện trong hợp đồng mua bán bao gồm: định giá giá trị doanh nghiệp, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện thanh toán, và các điều khoản liên quan đi kèm khác.
Khi tiến tới một thỏa thuận đồng nhất, các bên tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn tất giao dịch mua bán doanh nghiệp. Các thủ tục bao gồm: cập nhật giấy phép kinh doanh, sửa đổi hợp đồng lao động, thực hiện chuyển nhượng tài sản và thực hiện các nghĩa vụ về thuế và thủ tục bảo hiểm xã hội
Bước 5: Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Bên mua thực hiện thanh toán và bên bán xác nhận chuyển nhượng quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp cho bên mua. Từ đó bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu và có tiếp quản, thực hiện các hoạt động kinh doanh .
2. Giải thích mua bán doanh nghiệp M&A
Quy trình mua bán doanh nghiệp – M&A (Merger and Acquisition), là hoạt động mà một cá nhân hoặc tổ chức tiến hành mua lại một phần hay toàn bộ cổ phần/vốn góp của một doanh nghiệp. Từ đó, bên mua dành quyền kiểm soát và quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp khác nhỏ hoặc yếu hơn thông qua hình thức sáp nhập hoặc thông qua việc mua lại cổ phần, vốn góp, tài sản của doanh nghiệp. M&A có thể bao gồm cả hai hình thức là mua bán và sáp nhập.
3. Các hình thức mua bán doanh nghiệp M&A
Các hình thức M&A tương đối đa dạng bao gồm:
- Mua cổ phần: là việc một cá nhân hoặc tổ chức tiến hành mua lại một phần hay toàn bộ cổ phần hoặc vốn góp trong một công ty đã được thành lập và đang hoạt động kinh doanh để trở thành chủ sở hữu hoặc cổ đông có quyền điều hành công ty hoặc gián tiếp sở hữu tài sản của công ty bị mua lại.
- Mua tài sản: là việc một cá nhân hoặc tổ chức có được quyền sở hữu với tài sản của bên bán. Trong trường hợp, bên bán tiến hành góp vốn bằng tài sản thì khi bên mua sở hữu được tài sản này thì mặc nhiên bên mua sẽ thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản và có quyền quản lý, điều hành kinh doanh.
- Sáp nhập/Hợp Nhất: là việc hai hoặc nhiều công ty được sáp nhập, hợp nhất với nhau do cùng chủ sở hữu để có thể thuận tiện trong việc kinh doanh.
Trong đó, hình thức M&A tiêu biểu nhất trên thị trường hiện nay là mua cổ phần và mua tải sản. Cả hai hình thức này có thể hiểu theo nghĩa là góp vốn vào công ty để có thể nắm quyền sở hữu và quản lý của công ty bị mua lại.
4. Thủ tục mua bán các loại hình doanh nghiệp M&A
Thủ tục mua bán doanh nghiệp có sự khác nhau về việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần phân theo từng loại hình doanh nghiệp khác nhau
- Đối với loại hình công ty cổ phần: Khi tiến hành mua bán công ty cổ phần cần phải tiến hành 02 thủ tục pháp lý là thủ tục chuyển nhượng cổ phần và thay đổi giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh.
- Đối với loại hình công ty TNHH và công ty hợp danh cần phải thực hiện 02 thủ tục là thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thủ tục thay đổi giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh.
5. Những điều cần lưu ý TRƯỚC khi thực hiện mua bán doanh nghiệp M&A
- Liên quan đến pháp luật cạnh tranh: Việc mua bán doanh nghiệp M&A là hành vi mang tính tập trung kinh tế. Trước khi tiến hành thương vụ M&A, doanh nghiệp cần phải gửi hồ sơ tập trung kinh tế lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc Gia để đánh giá về tiềm lực kinh tế. Bởi vì điều này là để tránh tình trạng một doanh nghiệp thâu tóm nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ khác trong cùng thị trường gây ra tình trạng lạm dụng vị trí đứng đầu thị trường để trục lợi riêng.
- Nhà đầu tư nước ngoài cần phải tiến hành xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thương vụ M&A.
6. Những Điều cần lưu ý SAU khi mua bán doanh nghiệp M&A
- Về lao động – nhân sự: Sau khi hoàn thành thương vụ M&A, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể về sử dụng lao động một cách hiệu quả. Bởi vì theo quy định của Bộ luật Lao động, sau khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất thì doanh nghiệp cần phải tiếp tục sử dụng đủ số lao động hiện có và có thể tiến hành sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động khác. Trong trường hợp không sử dụng hết, thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đưa lao động đi đào tạo và tiếp tục sử dụng hoặc phải trợ cấp mất việc cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật;
- Sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp nhận sáp nhập/hợp nhất tiến hành chuyển đổi những tài liệu liên quan đến sở hữu trí tuệ như là nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế công nghiệp,… theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tiến hành thực hiện các thay đổi công ty theo đúng mục tiêu của chủ sở hữu mới, bao gồm: Văn hóa công ty, bộ máy quản trị doanh nghiệp, tái tạo dựng uy tín với nguồn khách hàng của công ty bị mua lại,…;
- Thực hiện các nghĩa vụ của công ty bị mua lại trừ trường hợp hai bên có
- thỏa thuận khác;
- Tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý khác để công ty vận hành theo đúng quy định của pháp luật.
“Thủ tục Thành lập Công ty Mới nhất 2023” Đọc thêm TẠI ĐÂY
7. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện Mua bán doanh nghiệp M&A
- Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về điều kiện, quy trình, trình tự mua bán doanh nghiệp M&A;
- Hỗ trợ thực hiện cùng doanh nghiệp đánh giá các lĩnh vực tài chính, pháp lý, thương mại và thuế trước khi thực hiện thương vụ, từ đó góp phần định giá doanh nghiệp;
- Soạn thảo/rà soát các văn bản ghi nhận quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp;
- Đàm phán, soạn thảo/rà soát các hợp đồng mua bán, thỏa thuận liên quan đến giao dịch;
- Đề xuất phương án, mua bán sáp nhập doanh nghiệp phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện theo ủy quyền, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý, thuế, bảo hiểm; làm việc với các cơ quan hữu quan khác liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
8. Vấn đề về thuế khi thực hiện mua bán doanh nghiệp M&A
Sau khi mua bán doanh nghiệp, mã số thuế công ty (mã số doanh nghiệp cũ) vẫn không thay đổi.
Việc mua bán công ty sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế, tùy vào đối tượng mua bán hoặc chuyển nhượng là cá nhân hay tổ chức cũng như trường hợp cụ thể mà cần lưu ý như sau:
- Đối với cá nhân
Trường hợp bán công ty cổ phần, công ty TNHH hay công ty hợp danh thì cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp phải kê khai thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng, đồng thời nộp thuế thu nhập cá nhân phát sinh (nếu có).
Khi đó, nếu trực tiếp cá nhân làm việc với cơ quan thuế thì nộp mẫu 04/CNV-TNCN, còn nếu cá nhân thông qua doanh nghiệp thì nộp mẫu 06/CNV-TNCN.
Lưu ý:
Thời hạn kê khai thuế thu nhập cá nhân và nộp tiền thuế thu nhập cá nhân là trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, vốn góp.
- Đối với tổ chức
Phải xuất hóa đơn cho khoản thu từ việc chuyển nhượng vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh (nếu có).
9. Cơ sở pháp lý Mua bán doanh nghiệp M&A
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Đầu tư năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
10. Những vướng mắc khi thực hiện mua bán doanh nghiệp M&A
Câu 1: Có cần phải báo cáo việc mua bán doanh nghiệp cho cơ quan thuế không?
Trả lời: Có
Việc mua bán công ty sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế, khi đó:
- Đối với cá nhân chuyển nhượng cổ phần hoặc vốn góp: Phải kê khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng và nộp thuế TNCN (nếu có);
- Đối với tổ chức: Phải xuất hóa đơn cho khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần và nộp thuế TNDN (nếu có).
Câu 2: Có được mua lại toàn bộ công ty TNHH không?
Trả lời:
Luật Doanh nghiệp 2020 chưa quy định về việc mua lại toàn bộ công ty TNHH. Tuy nhiên, quý khách có thể thông qua hình thức mua lại toàn bộ vốn góp để nắm quyền kiểm soát công ty TNHH hoặc tiến hành sáp nhập, hợp nhất công ty TNHH
Câu 3: Vì sao chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp?
Trả lời:
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chính doanh nghiệp với tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và do duy nhất 1 cá nhân làm chủ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền định đoạt việc mua bán doanh nghiệp tư nhân và sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm với doanh nghiệp mình đang sở hữu.
Còn riêng đối với công ty TNHH và Công ty Cổ phần không phải do cá nhân làm chủ. Việc bán toàn bộ doanh nghiệp là rất khó. Theo đó, Công ty Cổ phần chỉ được bán doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần công ty TNHH là chuyển nhượng phần góp vốn.
Mỗi cá nhân, tổ chức lại lại thực hiện mua bán doanh nghiệp với một mục đích, nhu cầu khác nhau. Việc mua bán doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi ích của toàn bộ thành viên công ty nên đòi hỏi người có trách nhiệm thực hiện cần nắm rõ các quy định pháp luật cũng như những nội dung liên quan đến Thủ tục Mua bán doanh nghiệp M&A.
Nếu còn vướng mắc gì, hãy gửi phản hồi cho Apexlaw Việt Nam hoặc trực tiếp liên hệ với Apexlaw Việt Nam để nhận tư vấn Miễn phí. Xin cảm ơn.