Câu hỏi của Bạn đọc:
Tôi muốn hỏi yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm ở chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản quy định thế nào?
Apexlaw Việt Nam xin được giải đáp các vướng mắc trên như sau:
Nội Dung Bài Viết
1. Chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản là gì?
Theo Mục 1.3.1 và Mục 3.1.2 QCVN 02-30:2018/BNNPTNT quy định về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản như sau:
Chợ đầu mối nông lâm thủy sản:
- Nơi có địa điểm cố định, diễn ra các hoạt động tập kết, mua bán sản phẩm, hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm), sau đó được phân phối đến các chợ bán lẻ hoặc các kênh lưu thông khác
Chợ đấu giá nông lâm thủy sản:
- Nơi có địa điểm cố định, diễn ra các hoạt động tập kết, mua bán sản phẩm thông qua phương thức đấu giá, sau đó được phân phối đến các chợ bán lẻ hoặc các kênh lưu thông khác.
Địa điểm kinh doanh trong chợ thực hiện hoạt động gì?
Địa điểm trong chợ thực hiện các hoạt động sơ chế, bảo quản, tập kết, mua bán các sản phẩm; bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm.
Thực Phẩm Chiếu Xạ là gì – Chi tiết tại đây
2. Yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm ở chợ đầu mối quy định thế nào?
Yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm ở chợ đầu mối được quy định tại Mục 2 QCVN 02-30:2018/BNNPTNT, trong đó có 15 yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối. Dưới đây là điển hình mốt số yêu cầu mà chợ đầu mối cần đáp ứng cụ thể:
Yêu cầu về địa điểm
- Phải nằm trong quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện tối thiểu 500 m.
- Tách biệt với cửa hàng, kho bãi xăng dầu; khoảng cách an toàn tối thiếu 80 m.
- Không bị ngập nước, ứ đọng nước.
Yêu cầu về bố trí mặt bằng
- Tỷ lệ diện tích đất xây dựng nhà chợ chính; khu mua bán ngoài trời; đường giao thông nội bộ và bãi xe; khu sân vườn, cây xanh phải đáp ứng theo Tiêu chuẩn TCVN 9211:2012.
- Các điểm kinh doanh sản phẩm thực vật tươi sống; động vật tươi sống; thủy sản tươi sống; sản phẩm đã được chế biến, bao gói sẵn, sản phẩm khô; khu vực phụ trợ phải được bố trí riêng biệt.
- Điểm kinh doanh phải có diện tích tối thiểu 3 m2.
- Ðường đi và vận chuyển sản phẩm trong khu vực kinh doanh phải có chiều rộng tối thiểu 1,5 m.
- Sạp hoặc kệ hàng trưng bày thực phẩm tại điểm kinh doanh phải được bố trí, sắp xếp thích hợp, thuận tiện thực hiện các thao tác và không gây ô nhiễm cho sản phẩm.
Lưu ý: Đối với điểm kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống, chiều cao sạp hoặc kệ hàng trưng bày tối thiểu 60 cm.
Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm – bảo đảm an toàn thực phẩm ở chợ đầu mối
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán (bao gồm: ngày giao/nhận; tên sản phẩm; số lượng, khối lượng; xuất xứ; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân cung cấp; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân khách hàng nếu có) đảm bảo truy xuất được nguồn gốc theo nguyên tắc truy xuất 1 bước trước – 1 bước sau.
Thực Phẩm Biến Đổi Gen là gì? – Chi tiết tại đây
Yêu cầu về phòng, chống động vật gây hại, côn trùng
- Cơ sở hạ tầng khu vực kinh doanh và khu vực phụ trợ phải được bảo trì và giữ vệ sinh; các hố, rãnh và những nơi động vật cư trú, xâm nhập phải được đậy kín.
- Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không hoen gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh.
- Không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
Yêu cầu về nhà vệ sinh – bảo đảm an toàn thực phẩm ở chợ đầu mối
- Địa điểm nhà vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực kinh doanh; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người.
- Nhà vệ sinh được duy trì điều kiện vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn thấy.
- Yêu cầu về sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
- Thao tác thực hiện sơ chế không làm ảnh hưởng đến chất lượng và không gây ô nhiễm cho sản phẩm.
- Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm trong kho và khu vực bảo quản theo quy định và các yêu cầu về bảo quản của nhà sản xuất.
- Sản phẩm thực phẩm không được bảo quản, vận chuyển cùng với hàng hóa, hóa chất, vật dụng khác có khả năng gây ô nhiễm.
Yêu cầu đối với người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm
- Phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm ở chợ đầu mối và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và sau khi đi vệ sinh; giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi trong khu vực kinh doanh tại chợ. Người trực tiếp thực hiện sơ chế tại khu vực kinh doanh phải mặc trang phục bảo hộ.
Hướng Dẫn Tự Công Bố Sản Phẩm theo quy định mới nhất – Chi tiết tại đây
Yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy
Chợ phải đáp ứng các yêu cầu phòng cháy chữa cháy theo quy định Tiêu chuẩn TCVN 6161:1996.
Hiện nay, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng kinh doanh ở chợ đầu mối chỉ cần hợp đồng thuê địa điểm bán, gian hàng trưng bày sản phẩm mà không cần các giấy phép và đáp ứng các yêu cầu đã nêu trong bài viết. Apexlaw Việt Nam hi vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp Bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động đảm bảo toàn thực phẩm ở chợ đầu mối. Nếu có vướng mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi.