Nội Dung Bài Viết
Bảo vệ Bản quyền sản phẩm AI tạo ra – Góc nhìn luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Hiện nay, Trên Thế Giới Chưa có một Văn bản pháp luật nào công nhận trí tuệ nhân tạo (AI) có tư cách tương đương các chủ thể bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác. Vậy đối với Việt Nam thì sao, trong trường hợp tranh chấp xảy ra thì xử lý như thế nào?. Apexlaw Việt Nam xin được đưa ra những thông tin tổng hợp liên quan đến vấn đề này trong bài viết: “Bảo vệ Bản quyền sản phẩm AI tạo ra – Góc nhìn luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”
1. Tình hình bảo vệ Bản quyền sản phẩm AI tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, dù cho AI đã bắt đầu được phát triển cũng như phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã được coi là một động lực ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển kinh tế – xã hội.
Cụ thể, có thể thấy hiện nay các công trình nghiên cứu và các sản phẩm, đối tượng gắn liền với AI xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Cơ quan Chính phủ đã đưa ra nhận định rằng AI sẽ là công nghệ mang lại tính đột phá trong 10 năm tới; đồng thời cũng xác định Bảo vệ bản quyền sản phẩm AI chính là “mũi nhọn” cần được triển khai cũng như nghiên cứu để có thể tận dụng những cơ hội quý giá mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Chính phủ cũng đã xây dựng một chiến lược quốc gia về Cách mạng Công nghiệp 4.0, đưa ra định hướng ưu tiên phát triển quy định pháp luật bảo vệ bản quyền sản phẩm AI thông qua nhiều nhóm chính sách.
Chính phủ đã khẳng định nguồn nhân lực sẽ được ưu tiên đào tạo AI bậc đại học, sẽ có những hỗ trợ khu vực các doanh nghiệp ứng dụng AI vào công việc, sẽ tập trung để đầu tư trọng điểm cho AI thông qua các trung tâm hay các quỹ đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên trong thời điểm này, tương tự như một số nước trên thế giới, ngoài chính sách phát triển AI được ban hành, Các cơ quan xây dựng luật ở Việt Nam vẫn tiếp cận với chủ thể: “Trí tuệ AI” hay khách thể: “Tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ AI” một cách khá cẩn trọng. Bảo vệ bản quyền sản phẩm AI tạo ra theo đó vẫn cần thời gian xem xét kỹ lưỡng.
Hay nói cách khác, hiện tại chưa có quy định cụ thể nào xác định tư cách pháp lý của AI khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Pháp luật dân sự ở Việt Nam hiện nay có quy định chủ thể bắt buộc phải là cá nhân hoặc tổ chức (Căn cứ BLDS 2015), chưa ghi nhận dạng chủ thể là máy móc cũng như chương trình máy tính, do đó sẽ không thể xác định tư cách pháp lý của AI là những chủ thể trong quy định pháp luật.
Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được sửa đổi mới nhất năm 2022 cũng chưa có quy định liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, pháp luật hiện nay chỉ quy định các tổ chức, cá nhân hay con người mới đủ điều kiện trở thành chủ thể được nắm giữ quyền tác giả; những đối tượng như rô bốt, AI hay máy tính vẫn chưa có đủ điều kiện trở thành chủ thể được nắm giữ quyền tác giả.
Trong thời điểm hiện nay, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền sản phẩm AI, bảo vệ sáng chế do AI sáng tạo ra đã tạo nên những thách thức pháp lý, bởi theo quy định pháp luật của nước ta, quyền sở hữu trí tuệ chỉ được đặt ra đối với những tài sản do con người sáng tạo ra.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý trong trường hợp xảy ra những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm do AI tạo ra bị xâm phạm hay chính từ chiều ngược lại là những tranh chấp liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ bị AI xâm phạm.
Sở Hữu Trí Tuệ AI – Góc Nhìn Pháp Lý từ Thế Giới – Xem thêm tại đây
2. Một số hàm ý chính sách pháp luật đối với Việt Nam – Bản quyền sản phẩm AI
Trong những năm trở lại đây, nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới đã và đang nỗ lực nghiên cứu cũng như thảo luận những vấn đề pháp lý liên quan đến những hoạt động có sử dụng AI để có thể tận dụng được đầy đủ những lợi thế do AI có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế.
Vấn đề này đặt ra thách thức cho các nhà lập pháp Việt Nam bởi chúng ta không thể đứng ngoài xu thế đó.
Các nhà lập pháp sẽ cần thực hiện các hoạt động nghiên cứu để có thể xác định rõ ràng tư cách pháp lý, những quy định liên quan đến bản chất pháp lý của AI để từ đó hướng đến hoạt động xây dựng một khung pháp lý có thể điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật liên quan trực tiếp đến AI như các quan hệ về tài sản, quan hệ sở hữu, sở hữu trí tuệ, quan hệ lao động và bồi thường thiệt hại.
Trên đây là những thông tin được tổng hợp bởi đội ngũ Luật sư của Apexlaw Việt Nam liên quan đến vấn đề: “Bảo vệ Bản quyền sản phẩm AI tạo ra – Góc nhìn luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn mới về Bảo vệ sở hữu trí tuệ AI. Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến Sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với chúng tôi. Apexlaw Việt Nam luôn sẵn sàng cố vấn, hỗ trợ miễn phí khách hàng.