Tranh Chấp Về Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

5/5 - (1 bình chọn)
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Những vụ kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nổi bật của Việt Nam

Trong bài viết này, Apexlaw Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc những vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nhận được sự chú ý nhiều của dư luận Việt Nam xảy ra trong những năm vừa qua.

1. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ – tranh chấp nhãn hiệu “Mỳ Hảo Hảo” với “Mì Hảo Hạng”

Năm 2015, Acecook sau quá trình đánh giá đã phát hiện ra một trong số những sản phẩm của Asia Foods mang thương hiệu “Mì Hảo Hạng, tôm chua cay, và hình ảnh” đã có những dấu hiệu xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo hảo, Tôm chua cay, và hình ảnh” đã được Acecook bảo hộ hợp pháp theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360 đã được cơ quan chức năng cấp vào ngày 29 tháng 04 năm 2005 của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.

Cụ thể vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ – tranh chấp sở hữu công nghiệp như sau: Xét về hình tô mì, sợi mì tôm, màu chủ đạo và kiểu chữ được in ấn trên bao bì đã tạo nên một tổng thể gần như giống hệt có thể gây ra những nhẫm lẫn với nhãn hiệu mì Hảo Hào đã được bảo hộ bởi chính Cục Sở hữu trí tuệ cấp một văn bằng bảo hộ hợp pháp.

Acecook đưa ra lập luận cho rằng thiết kế của mì Hảo Hạng giống hoàn toàn với bao bì mì Hảo Hảo của mình. Acecook đưa ra quyết định kiện Asia Foods ra tòa, yêu cầu: Xác định hành vi vi phạm của Asia Foods, Buộc Asia Foods chấm dứt vi phạm, Asia Foods cần đăng báo cáo xin lỗi công khai trong ba kỳ, đồng thời cần bồi thường cho những thiệt hại mà Acecook đã gánh chịu.

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
Đặt lên bàn cân so sánh quyền sở hữu công nghiệp Mỳ Hảo Hảo và Mỳ Hảo Hạng

Sau khi thực hiện khởi kiện, Acecook Việt Nam đã thực hiện gửi trực tiếp một công văn với nội dung khuyến cáo Asia Foods chấm dứt những hành vi sản xuất và kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu, sau thời gian đó, hai bên công ty đã làm việc với nhau nhiều lần nhưng không thể đi đến một thống nhất chung.

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, Tòa Án nhân dân tỉnh Bình Dương đã đưa ra một tuyên bố Asia Foods đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, và hình ảnh” của Acecook. Theo đó, Tòa yêu cầu Asia Foods chấm dứt hành vi xâm phạm kể trên, cần đằng báo công khai xin lỗi về hành vi sai phạm của mình trên Báo tuổi trẻ ba số ra liên tiếp.

Tuy nhiên, cho đến ngày 06/12/2017, Tòa án nhân dân cấp cao Thành Phố Hồ Chí Minh đã tiến hành xét xử phúc thẩm và đưa ra nhận định rằng Asia Foods Không có hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của Acecook và đưa ra phán quyết bác bỏ hoàn toàn yêu cầu khởi kiện của Acecook Việt Nam.

Đồng thời, tiến hành đình chỉ và ghi nhận hành vi tự nguyện không dùng lại nhãn hiệu “Mì hảo hạng, tôm chua cay, và hình ảnh” của Asia Foods – Đối tượng khởi kiện của Acecook Việt Nam.

Những Vụ Tranh Chấp Sở Hữu Trí Tuệ Của Việt Nam – Cà Phê Trung Nguyên và Tác phẩm Thần Đồng Đất Việt 

Xem thêm tại đây

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ – tranh chấp về tên thương hiệu “Phở Thìn Lò Đúc”

Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa ông Nguyễn Trọng Thìn (được biết đến là “cha đẻ” của Phở Thìn 13 Lò Đúc) với “truyền nhân” ở xung quan thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc một thời gian dài trước đây nhận được nhiều sự quan tâm.

Ông Thìn khẳng định rằng không thực hiện triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh và không đồng thời sở hữu công ty nào.

Trong khi đó, về phía Ông Đoàn Hải Trung, người đã từng được ông Thìn cho phép quyền sử dụng thương hiệu phở Thìn 13 Lò Đúc để có thể thực hiện kinh doanh chi nhánh ở Hải Dương, đã chia sẻ với báo chí rằng bản thân mình là “giám đốc điều hành thương hiệu “Phở Thìn”.

Tranh chấp phở Thìn Lò Đúc
Phở Thìn Lò Đúc – Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Nằm ngoài tất cả lùm xùm liên quan trực tiếp đến thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc, vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều hơn chính là thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc từ trước đến nay chưa từng Cơ quan chức năng – Cục sở hữu trí tuệ cấp cho văn bằng bảo hộ về tên thương hiệu “Phở Thìn Lò Đúc” do văn bằng của nhãn hiệu này đã được cấp cho một quán phở nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội, có tên Phở Thìn Bờ Hồ.

Về trường hợp này, nếu như Phở Thìn Bờ Hồ đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hợp pháp và trong trường hợp đại diện hợp pháp của cơ sở này không cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng nhãn hiệu Phở Thìn thì các bên nếu có hành vi sử dụng nhan hiệu này sẽ bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sau đó Đại diện của Phở Thìn Bờ Hồ có Quyền yêu cầu xử lý đơn vị vi phạm và buộc đơn vị này thực hiện thay đổi tên, căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ.

Hệ thống pháp lý và quản lý sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cần được giải quyết để tối ưu hóa giá trị từ sở hữu trí tuệ. Không thể phủ nhận Các cơ quan chức năng đã hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của và đã không ngừng nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

 

090 1799 335