Giấy Phép Phòng Khám Chuyên Khoa

5/5 - (1 bình chọn)
phòng khám chuyên khoa

Mở phòng khám chuyên khoa là mong muốn và nhu cầu của các bác sĩ. Việc thành lập cho mình một phòng khám chuyên khoa sẽ đáp ứng nhu cầu thăm khám đầy đủ, kịp thời nhất cho người dân cũng như gia tăng thu nhập cho nhiều các y bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ mới có kiến thức chuyên môn, tay nghề giỏi  vẫn là chưa đủ, vì hiện nay pháp luật quy định rất nghiêm ngặt do đây là ngành nghề đặc thù có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của con người. Liên quan tới đến việc mở phòng khám chuyên khoa, Apexlaw Việt Nam gửi quý khách hàng thông tin chi tiết về Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa như sau

1. Phòng khám chuyên khoa là gì

Khác với phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa là một hình thức của phòng khám tư nhân, thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh nhân ở một mức độ nhất định trong phạm vi hoạt động cho phép.

Hiện nay, một số phòng khám chuyên khoa thường gặp kể đến như: Phòng khám chuyên khoa răng – hàm –  mặt, Phòng khám chuyên khoa Da Liễu, Phòng Xét nghiệm, Phòng khám chuyên khoa tai –  mũi – họng, Phòng khám chuyên khoa nam, Phòng khám nội tổng hợp, Phòng khám chuyên khoa phụ sản, Phòng khám nam học; Phòng khám ung bướu, Phòng khám HIV/AIDS, Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp, Phòng khám phục hồi chức năng…

2. Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa

Phòng khám chuyên khoa được cấp giấy phép hoạt động khi đáp ứng các điều kiện sau

Thứ nhất, về cơ sở vật chất phòng khám chuyên khoa: Có địa điểm cố định; Đảm bảo các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định; Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tái sử dụng hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

Thứ hai, về trang thiết bị tại phòng khám: Có đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám chuyên khoa; Riêng phòng khám chuyên khoa bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hoá; Có hộp thuốc chống sốc và đủ các loại thuốc cấp cứu chuyên khoa khi cần;

Thứ ba, về nhân lực làm việc tại phòng khám chuyên khoa

  • Phải là các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đã đăng ký và có kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
  • Phải là bác sĩ được cơ quan cấp trên phân công, bổ nhiệm chính thức bằng văn bản;

Riêng đối với các phòng khám chuyên khoa liệt kê dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng thêm các điều kiện:

  • Phòng khám chuyên khoa về lĩnh vực thẩm mỹ: Phải là các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;
  • Phòng khám chuyên khoa về lĩnh vực y học cổ truyền: Phải là các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền;
  • Phòng khám chuyên khoa lĩnh vực dinh dưỡng: Phải là các bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc các bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
  • Phòng khám chuyên khoa về lĩnh vực phục hồi chức năng: Phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
  • Phòng khám chuyên khoa lĩnh vực nam học: Phải là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.
  • ….v.v

Bên cạnh đó, ngoài những người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, thì nhân sự khác của phòng khám chuyên khoa khi làm việc nếu có thực hiện việc khám, chữa bệnh thì phải có kèm theo chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Phòng khám chuyên khoa
Giấy phép phòng khám chuyên khoa xin ở đâu?

“Thủ tục Công bố Trang thiết bị Y tế” Đọc thêm TẠI ĐÂY 

3. Hồ sơ khách hàng cung cấp

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư. (Bản sao chứng thực)
  2. Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng khám chuyên khoa. (Bản sao chứng thực)
  3. Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám chuyên khoa. (Bản scan)
  4. Bản kê khai thông tin cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám chuyên khoa. (Bản scan)
  5. Hợp đồng thu gom rác thải y tế có hại tại phòng khám chuyên khoa. (Bản scan)
  6. Thông tin cơ bản về phòng khám chuyên khoa bao gồm: Địa chỉ, loại hình, phạm vi hoạt động, danh mục kỹ thuật, danh mục trang thiết bị, sơ đồ phòng khám, thời giờ phòng khám làm việc, … (File word)
  7. Giấy chứng nhận kiểm tra phòng cháy chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (Bản scan)

4. Quy trình Apexlaw Việt Nam thực hiện Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa 

Bước 1: Sau khi khách hàng cung cấp cho Apexlaw Việt Nam đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chúng tôi sẽ soạn bộ hồ sơ đầy đủ cho Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa. Tiếp đó, Apexlaw Việt Nam sẽ gửi bộ hồ sơ hoàn thiện đến Quý khách hàng, khách hàng đóng dấu hồ sơ theo file hướng dẫn đính kèm.

Bước 2: Sau khi nhận được bộ hồ sơ ký hoàn thiện, Apexlaw Việt Nam nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong vòng 07 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, phòng khám chuyên khoa sẽ nhận được thông báo thẩm định của Sở y tế.

Bước 3: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định, phòng khám chuyên khoa sẽ tham gia bảo vệ danh mục kỹ thuật tại Sở y tế.

Bước 4: Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hoàn tất thẩm định, bảo vệ danh mục kỹ thuật, nhận giấy phép phòng khám và quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật cho phòng khám chuyên khoa

Bước 5: Phòng khám chuyên khoa chính thức hoạt động khám chữa bệnh kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở y tế.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ

Theo quy định Pháp luật mới nhất năm 2023, Cơ quan có Thẩm quyền cấp Giấy phép phòng khám chuyên khoaSở Y tế

6. Lệ phí thực hiện thủ tục mở phòng khám chuyên khoa

Phí thẩm định xin cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa: 4.300.000 VNĐ/lần.

7. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện

  • Giải đáp và cung cấp những vấn đề  pháp lý liên quan đến Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa;
  • Thay mặt soạn hồ sơ xin cấp giấy phép mở phòng khám chuyên khoa;
  • Đại diện cho Quý khách hàng thực hiện việc nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi tình trạng hồ sơ và giải trình khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan;
  • Nhận kết quả công việc và bàn giao cho Quý khách hàng.

8. Căn cứ pháp lý

  • Luật khám chữa bệnh 2009;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 109/2016/NĐ – CP có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định về cấp chứng chỉ;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực 12 tháng 11 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
  • Thông tư 41/2011/TT-BYT có hiệu lực ngày 14 tháng 11 năm 2014 về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

Trên đây là những thông tin mà Apexlaw Việt Nam cung cấp đến Quý khách hàng khi thực hiện Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa. Apexlaw Việt Nam rất mong những thông tin trên có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ với Apexlaw Việt Nam chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chuyên sâu.

Những vướng mắc khách hàng thường gặp

Câu 1: Tôi là bác sĩ da liễu đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc ở bệnh viện công. Nay tôi muốn mở phòng khám da liễu riêng. Tôi muốn hỏi về thủ tục thành lập phòng khám chuyên khoa da liễu?

Trả lời

Để thành lập và đưa vào hoạt động phòng khám chuyên khoa da liễu, Quý khách hàng cần đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động, trong đó bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự, cụ thể tại Điều 26 nghị định 109/2016/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định:

“5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước”.

Như vậy, đối với trường hợp trên, chỉ cần Quý khách hàng đang làm việc tại bệnh viện công thì sẽ không được đăng ký làm người đứng đầu của phòng khám chuyên khoa.

Câu 2: Nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động kinh doanh phòng khám tại Việt Nam không?

Trả lời

Theo quy định hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể hoạt động kinh doanh phòng khám tại Việt Nam được. Trong đó, nhà đầu tư/doanh nghiệp nước ngoài phải đáp ứng 2 điều kiện là đã thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (25 – 30 ngày) và giấy phép con kinh doanh ngành nghề khám, chữa bệnh (khoảng 90 ngày).

Câu 3: Phòng khám chuyên khoa và đa khoa khác nhau như thế nào?

Trả lời

Có thể hiểu, phòng khám chuyên khoa là hình thức của phòng khám tư nhân,  được hoạt động dưới hình thức khám bệnh, chữa bệnh nhằm bảo đảm chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh ở một mức độ nhất định trong phạm vi cho phép.

Còn phòng khám đa khoa là phòng khám chăm sóc sức khỏe chủ yếu chủ yếu cho các bệnh nhân ngoại trú hay nói cách khác, phòng khám đa khoa là một bệnh viện thu nhỏ thực hiện việc chẩn đoán và điều trị những bệnh nhân thường không ở lại qua đêm. Phòng khám đa khoa có thể được tư nhân điều hành và quản lý công khai,  thông thường bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu của cộng đồng địa phương, khác biệt với các bệnh viện công nơi thực hiện việc điều trị chuyên ngành cho các bệnh nhân nội trú ở lại qua đêm.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Liên hệ với Apexlaw Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335