Xin giấy phép hoạt động trường mầm non là thủ tục bắt buộc nếu muốn mở và quản lý một cơ sở giáo dục trẻ em. Giấy phép này không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn đảm bảo quyền lợi của trẻ em và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong ngành giáo dục mầm non. Trong bài viết này, Apexlaw Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc những quy định pháp luật cập nhật về hoạt động: “Xin giấy phép hoạt động trường mầm non”.
Nội Dung Bài Viết
1. Điều kiện xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Để được xin giấy phép thành lập trường mầm non, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
Có quyết định thành lập trường mầm non của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
Cơ sở cần đảm bảo:
- Đặt tại khu dân cư đảm bảo quy định về an toàn và vệ sinh môi trường
- Diện tích xây dựng gồm: diện tích lớp học; diện tích cây xanh, đường đi và sân chơi. Lưu ý: diện tích xây dựng đảm bảo tối thiểu 12m2/trẻ với khu vực trung du, đồng bằng; 8m2/trẻ đối với khu vực núi, hải đảo, thành phố, thị xã
- Khuôn viên trường có hàng rào ngăn cách với bên ngoài
- Công trình gồm: phòng sinh hoạt chung cho trẻ, phòng ngủ và nhà vệ sinh; phòng học, phòng thể dục, nhà bếp và kho. Ngoài ra, cần có văn phòng trường, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho cán bộ giáo viên, khu để xe.
- Sân vườn có: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh.
- Đồ chơi, tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ
– Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.
– Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định
– Có quy chế tổ chức và hoạt động
2. Hồ sơ xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Để thực hiện xin giấy phép thành lập trường mầm non, Quý khách hàng cần cung cấp những hồ sơ dưới đây:
STT | Tiêu đề hồ sơ | Yêu cầu | Lưu ý |
1 | Giấy DKKD đối với tổ chức | Bản sao | |
2 | Quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ | Bản sao | Nếu chưa có quyết định thành lập liên hệ Apexlaw Việt Nam để được hỗ trợ thực hiện |
3 | Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non; | Bản sao chứng thực | |
4 | Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định | Bản sao | |
5 | Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo | Bản sao | |
6 | Phương án huy động vốn và cân đối vốn duy trì hoạt động trong vòng 05 năm, bắt đầu từ khi tuyển sinh | Bản sao | |
7 | Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. | Bản sao |
3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trường mầm non
Theo quy định Pháp luật mới nhất, Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trường Mầm non thuộc về Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo
4. Quy trình xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ chuẩn bị 01 hồ sơ theo đúng quy định và nộp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc gửi qua bưu điện.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và đào tạo thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại nơi đã nộp hồ sơ.
5. Thời gian thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Thời gian thực hiện là 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
6. Hiệu lực giấy phép hoạt động trường mầm non
Giấy phép thành lập có hiệu lực vô hạn trừ khi trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động do vi phạm các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP
7. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện khi xin giấy phép hoạt động trường mầm non
- Giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục Xin giấy phép hoạt động trường mầm non;
- Soạn thảo bộ hồ sơ Xin giấy phép hoạt động trường mầm non;
- Đại diện cho Quý khách hàng nộp hồ sơ tới Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi tình trạng hồ sơ, giải trình với cơ quan Nhà nước khi có yêu cầu;
- Đại diện nhận kết quả và Bàn giao chứng nhận cho Quý khách hàng;
- Hỗ trợ, tư vấn công các công tác hậu kiểm, tư vấn cho khách hàng về những hoạt động cần thực hiện sau khi xin giấy phép hoạt động trường mầm non.
8. Công việc cần làm sau khi xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Về việc sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ:
Bộ hồ sơ gồm:
- Đề án sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó có phương án để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;
- Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến UBND cấp huyện.
Bước 2: UBND cấp huyện tổ chức, thẩm định hồ sơ và ra quyết định sáp nhập, chia, tách. Nếu không UBND cấp huyện nêu rõ lý do bằng văn bản
9. Chế tài xử phạt liên quan đến hoạt động xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép
10. Câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép hoạt động trường mầm non
Câu 1: Viên chức có được thành lập trường mầm non tư thục?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014, cán bộ, công chức và viên chức theo luật về cán bộ, công chức và viên chức không có quyền thành lập và quản lý kinh doanh tại Việt Nam.
Do đó, trong trường hợp này, viên chức không được phép thành lập hoặc quản lý một doanh nghiệp chuyên đào tạo mầm non nói riêng hoặc các doanh nghiệp khác nói chung.
Câu 2: Cá nhân có cần thành lập doanh nghiệp trước khi mở trường mầm non tư thục hay không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về vị trí của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.
Theo đó, trường mầm non tư thục ngoài trường hợp do tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) thành lập thì các chủ thể sau vẫn có quyền đứng ra thành lập gồm: tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cá nhân.
Vì vậy, cá nhân không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp để mở trường mầm non tư thục mà cá nhân có thể mở khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Câu 3: Các loại hình trường mầm non
Điều 4 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT quy định về các loại hình trường mầm non:
Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Câu 4: Chủ cơ sở mầm non tư thục được đứng lớp không?
Trả lời:
Điểm b Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT quy định quyền hạn chủ nhóm lớp quy định: “được làm giáo viên giảng dạy nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định”. Do đó, nếu người chủ cơ sở mầm non tư thục đủ điều kiện về trình độ chuẩn, có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non theo quy định Điều 77 Luật Giáo dục thì có thể làm giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Câu 5: Trình độ chuẩn được đào tạo của các nhân viên trong trường mầm non là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, kể từ ngày 01/01/2020, giáo viên mầm non muốn đứng lớp phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên thay vì tốt nghiệp trung cấp sư phạm như trước đây.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, từ ngày 23/11/2018, giáo viên mầm non phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ, ưu tiên tiếng Anh. Ngoài ra, Thông tư này cũng yêu cầu giáo viên mầm non phải có Chứng chỉ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Câu 6: Khi nào thì trường mầm non tư thục có nguy cơ bị đình chỉ?
Trả lời:
Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục.
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục.
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Hồ sơ thủ tục công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non cần những gì?
Trả lời:
- Tờ trình đề nghị công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;
- Đề án thành lập trường;
- Biên bản họp và Quyết định của chủ đầu tư về việc lựa chọn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của trường;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
- Hồ sơ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:
- CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh;
- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non (từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên);
- Văn bản xác nhận quá trình công tác của Hiệu trưởng (tối thiểu 05 năm) và Phó Hiệu trưởng (tối thiểu 03 năm) tại các cơ sở giáo dục mầm non trước đây đã làm việc;
- Chứng chỉ quản lý nghiệp vụ giáo dục;
- Giấy khám sức khỏe hợp lệ (còn thời hạn trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có hộ khẩu thường trú;
- Hợp đồng lao động với nhà đầu tư (nếu trong trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp).
Câu 8: Trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân không?
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT, trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân.
Câu 9: Điều kiện để trở thành hiệu trưởng trường mầm non là gì?
Trả lời:
Căn cứ theo điều 16, Văn bản hợp nhất Số: 04/VBHN-BGDĐT ngày 25/12/2015 ban hành Điều lệ trường mầm non, các tiêu chuẩn để được công nhận làm hiệu trưởng trường mầm non:
- Tốt nghiệp Sư phạm Mầm non hệ Trung cấp trở lên
- Có chứng chỉ quản lý mầm non
- Có 5 năm kinh nghiệm (hoặc ít hơn)
- Không quá 65 tuổi
- Không phải công chức, viên chức nhà nước khi làm Hiệu trưởng trường mầm non tư thục
Câu 10: Độ tuổi của trẻ mầm non theo quy định hiện hành là bao nhiêu tuổi?
Trả lời:
Theo Điều 32 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về độ tuổi của trẻ em mầm non như sau:
- Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.
- Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục Xin cấp giấy phép hoạt động trường mầm non. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các tổ chức, cá nhân cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan để có thể Thành lập, Hoạt động Mầm non hiệu quả và bền vững. Nếu có bất kỳ vướng mắc gì hoặc muốn tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với Apexlaw Việt Nam.