Nội Dung Bài Viết
Sản Phẩm Mỹ Phẩm Là Gì
Sản phẩm Mỹ phẩm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, từ việc làm đẹp cho đến việc bảo vệ da khỏi các vấn đề môi trường và lão hóa. Nhưng Quý khách hàng đã từng tự hỏi mỹ phẩm thực sự là gì không? Đối với nhiều người, khái niệm này có thể rộng lớn và đa dạng, từ son môi và kem dưỡng da đến sản phẩm chăm sóc tóc và nhiều thứ khác nữa. Trong bài viết này, Apexlaw Việt Nam sẽ khám phá bản chất của sản phẩm mỹ phẩm dưới góc nhìn pháp lý thông qua bài viết: Sản phẩm mỹ phẩm là gì?
1. Sản phẩm mỹ phẩm là gì
Theo Thông tư 7/VBHN-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm, sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận bên ngoài cơ thể như: da, lông tóc, móng, răng, niêm mạc miệng, môi và cơ quan sinh dục ngoài. Công dụng chủ yếu là để làm sạch, làm thơm, giúp diện mạo bên ngoài của con người trở nên tốt hơn.
Danh sách các sản phẩm mỹ phẩm phải Thực hiện Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu, bao gồm:
Nhóm sản phẩm hỗ trợ làm sạch và chăm sóc
- Sản phẩm chăm sóc da mặt: Nước tẩy trang (Makeup Remover), Sữa rửa mặt (Cleansing Milk/Gel/Foam), Nước hoa hồng (Toner), Serum, Tẩy da chết (Exfoliator/Scrub), Xịt khoáng (Facial Mist), Mặt nạ (Face Mask);
- Sản phẩm chăm sóc da body: Sản phẩm làm trắng da cơ thể, Sản phẩm dưỡng ẩm cho da cơ thể, Sản phẩm tẩy da chết cho da cơ thể, Kem dưỡng da sau tắm (Body Lotion), Sản phẩm chăm sóc da cho vùng da khô, nứt nẻ (Cracked Heel Cream), Sản phẩm chăm sóc da cho vùng da nhạy cảm (Sensitive Skin Body Care);
- Sản phẩm tắm, gội, chăm sóc da cơ thể: Xà phòng tắm (Shower Gel), Muối tắm (Bath Salt), Sữa tắm (Body Wash), Dầu gội và dầu xả cho cơ thể,…;
- Sản phẩm tẩy lông, cạo râu;
- Sản phẩm cho tóc: Nhuộm tóc, Dầu gội, Dầu xả, Dầu dưỡng tóc, Sản phẩm chống rụng tóc, Sản phẩm giữ nếp tóc, Kem ốm tóc, Sản phẩm làm bóng tóc, Sản phẩm khử gàu, Sản phẩm dưỡng tóc hư tổn, Sản phẩm cho tóc uốn, Sản phẩm cho tóc thẳng, Gel dưỡng tóc, Tạo kiểu tóc,…
- Sản phẩm chăm sóc răng miệng: xịt thơm miệng, kem đánh răng,…
- Sản phẩm chăm sóc môi: tẩy da chết, dưỡng môi,…
- Sản phẩm chống nắng: xịt chống nắng, kem chống nắng,…
- Sản phẩm làm sạch: xà phòng khử mùi, nước rửa tay…
- Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài: dung dịch vệ sinh nam giới, dung dịch vệ sinh phụ nữ,…
Nhóm sản phẩm trang điểm: phấn cushion, kem lót, kem nền, son môi, chì kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kẻ mắt gel, kẻ mắt lỏng, kem che khuyết điểm, chì kẻ mày, phấn má hồng, phấn highlight, bút tạo khối, keo dán mi giả, mi giả,…
Nhóm sản phẩm được dùng để chăm sóc và làm đẹp móng tay, móng chân: sơn móng tay, sơn gel móng tay, sơn cứng móng, dầu dưỡng móng, gel phủ bóng móng, sản phẩm tẩy da chết xung quanh móng, sản phẩm chăm sóc móng sau khi gỡ sơn,…
Nhóm sản phẩm làm thơm: nước thơm vệ sinh, body mist, nước hoa,…
=> Xem thêm: Thủ tục Công bố mỹ phẩm nhập khẩu – 2024
2. Các đặc điểm nhận biết mỹ phẩm
Hình ảnh dưới đây có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật:
3. Một số sản phẩm hay bị nhầm lẫn là mỹ phẩm
Vị trí được sử dụng: các loại mỹ phẩm chỉ được sử dụng ở bên ngoài cơ thể. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể (như màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh dục trong, …) thì theo quy định sẽ không được phân loại vào danh mục mỹ phẩm.
Ví dụ: Gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm dùng cho peel da, viên uống giảm cân,…
Công dụng của sản phẩm: mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và không cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả và không có tác dụng phòng/chữa bệnh. Vì vậy, những sản phẩm yêu cầu sử dụng liên tục lâu dài để đạt hiệu quả hoặc giúp điều trị bệnh không phải mỹ phẩm.
Ví dụ: Sản phẩm loại bỏ/ giảm mỡ/ giảm béo; sản phẩm ngăn ngừa sự phát triển của lông; sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, trị hôi nách; sản phẩm chống rụng tóc, kích thích mọc tóc; nước hoa có tác dụng tăng cường cảm xúc khi sử dụng;…
4. Công bố sản phẩm mỹ phẩm
Để mỹ phẩm được phép lưu hành trên thị trường cần thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm .
4.1. Cơ quan có thẩm quyền công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Phiếu công bố mỹ phẩm thuộc về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.
Thẩm quyền cấp Phiếu công bố mỹ phẩm thuộc Cục Quản lý Dược – Bộ Y.
4.2. Thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm
Bước 1: Nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm online tại trang http://vnsw.gov.vn của Cục Quản lý Dược
Bước 2: Cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định hồ sơ công bố các sản phẩm mỹ phẩm
Lưu ý: Hồ sơ công bố các sản phẩm mỹ phẩm sẽ chỉ được nộp và sửa đổi bổ sung 01 lần.
4.3. Thời gian công bố sản phẩm mỹ phẩm
Thời gian xử lý thông thường: 15 – 20 ngày làm việc
Thời gian xử lý nhanh: 07 – 10 ngày làm việc
4.4. Phí nhà nước khi thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm
Phí nhà nước: 500.000 VNĐ/01 sản phẩm (Apexlaw Việt Nam hỗ trợ thay khách hàng đóng phí nhà nước và lấy hóa đơn từ cơ quan nhà nước)
4.5. Hiệu lực của phiếu công bố mỹ phẩm
Phiếu công bố mỹ phẩm có hiệu lực 05 năm kể từ ngày được cấp (doanh nghiệp phải thực hiện công bố lại trước khi hết hiệu lực)
5. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp khi thực hiện công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Quyết định thành lập: bản scan
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale): bản scan
- Giấy ủy quyền của Nhà sản xuất hoặc Chủ sở hữu (LOA – Letter of Authorization): bản scan
- Thành phần sản phẩm (Ingredient): 01 Bản Excel/Word/PDF
- Nhãn sản phẩm (Label): Ảnh hoặc file PDF
- Mẫu sản phẩm thực tế: 01 mẫu/01 sản phẩm
6. Công việc APEXLAW Việt Nam hỗ trợ khách hàng
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm, bao gồm: Thành lập doanh nghiệp; Công bố mỹ phẩm nhập khẩu; Bảo hộ thương hiệu; Đăng ký mã số mã vạch; Thông báo/Đăng ký website; Xin cấp giấy phép Quảng cáo mỹ phẩm; Xin cấp giấy phép khuyến mại mỹ phẩm;…
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng phân loại sản phẩm
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- Soạn hồ sơ công bố mỹ phẩm đúng quy định pháp luật;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tiếp nhận kết quả (phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm) và bàn giao kết quả cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng thủ tục sau khi công bố mỹ phẩm: Xây dựng Hồ sơ PIF (Product information file); Soạn nhãn phụ; Tư vấn báo cáo hàng năm; Tư vấn thanh tra hậu kiểm khi doanh nghiệp bị thanh tra…
7. Xử phạt trong kinh doanh mỹ phẩm
Căn cứ theo điều 68 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi kê khai không trung thực nội dung trên Phiếu công bố hoặc không thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm trước khi kinh doanh trên thị trường, cá nhân sẽ bi phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Căn cứ theo điều 71 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi kinh doanh mỹ phẩm không đạt đảm bảo chất lượng, không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất, không còn hạn sử dụng, cá nhân sẽ bi phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
8. Cơ sở pháp lý
- Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm ngày 25 tháng 01 năm 2011;
- Thông tư 29/2020/TT–BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
- Công văn số 1609/QLD-MP Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
- Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký ngày 08 tháng 3 năm 2018;
- Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý Mỹ phẩm.
Trong thế giới không ngừng phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm, việc công bố sản phẩm mỹ phẩm không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là bước đi quan trọng để xây dựng lòng tin và sự uy tín của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời, đó cũng là cơ hội để người tiêu dùng có thêm thông tin để lựa chọn sản phẩm phù hợp và an toàn cho bản thân. Apexlaw Việt Nam hy vọng thông qua bài viết: “Sản phẩm mỹ phẩm là gì” sẽ giúp Quý khách hàng kinh doanh mỹ phẩm đúng theo quy định pháp luật.