Nội Dung Bài Viết
Nội Dung Giấy Uỷ Quyền (LOA, POA) Trong Hồ Sơ Công Bố Mỹ Phẩm
Giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm là một văn bản pháp lý mà các đơn vị, cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, nhập khẩu, phân phối mỹ phẩm cần có để có thể ủy quyền cho một tổ chức hay một cá nhân khác để thực hiện quy trình công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Theo đó, giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm được lập ra để có thể chứng minh chấp nhận và đồng ý của chủ thể sản xuất, nhập khẩu cho đơn vị được ủy quyền để thực hiện quy trình công bố sản phẩm mỹ phẩm. Thông qua bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam sẽ gửi đến khách hàng các nội dung thường có của Giấy ủy quyền (LOA, POA) trong hồ sơ công bố mỹ phẩm.
1. Giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm là gì?
1.1. Định nghĩa giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm
POA (Power of Attorney): Giấy Ủy Quyền.
LOA (Letter of Authorization): Thư Ủy Quyền.
Giấy ủy quyền Công bố mỹ phẩm (LOA) và Thư ủy quyền Công bố mỹ phẩm (POA) là một trong những tài liệu có tính bắt buộc khi thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm. LOA hoặc POA xác nhận nội dung ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm (được gọi là “bên ủy quyền”) cho phép tổ chức hoặc cá nhân (được gọi là “bên được ủy quyền”) thực hiện việc công bố sản phẩm mỹ phẩm và kinh doanh sản phẩm trên thị trường nước nhập khẩu.
1.2. Yêu cầu đối với LOA và POA
Các văn bản ủy quyền phải được công chứng chứng thực chữ ký hoặc con dấu của bên ủy quyền
Vì LOA và POA là văn bản nước ngoài
1.3. Mục đích khi sử dụng LOA và POA
• Pháp lý và quản lý: Giấy uỷ quyền LOA giúp xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa nhà sản xuất và đại diện hoặc nhà nhập khẩu. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm được nhập khẩu và phân phối trên thị trường một cách hợp pháp và tuân thủ các quy định pháp lý và quản lý.
Trách nhiệm và chịu trách nhiệm: Giấy ủy quyền (LOA) sẽ thường được xác định rõ ràng về trách nhiệm của đại diện hoặc các nhà nhập khẩu đối với các sản phẩm mỹ phẩm. Điều này có thể bao gồm trách nhiệm về đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, yêu cầu liên quan đến các chất cấm có trong mỹ phẩm, cũng như chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến sản phẩm đó.
• Minh bạch và thông tin: Việc có giấy ủy quyền LOA giúp tạo điều kiện cho việc minh bạch thông tin về nguồn gốc và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu. Điều này giúp tăng cường sự tin cậy từ phía người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
1.4. Phân biệt LOA và POA trong công bố mỹ phẩm
STT | Tiêu chí | POA (Giấy uỷ quyền) | LOA (Thư uỷ quyền) |
1 | Định nghĩa | POA là một tài liệu pháp lý được sử dụng để chứng minh và chấp nhận việc một bên (người ủy quyền) đã uỷ quyền cho một bên khác (người được ủy quyền) quyền hành động thay mặt cho họ trong một hoặc nhiều vấn đề cụ thể. | LOA là một tài liệu thông báo hoặc xác nhận từ một bên cho một bên khác về việc cấp quyền hoặc uỷ quyền để thực hiện một hoặc nhiều hành động cụ thể. |
2 | Hình thức | Văn bản chính thức do bên uỷ quyền ban hành | Thư xác nhận đơn giản |
3 | Nội dung | Bao gồm các điều khoản ràng buộc quyền hạn và trách nhiệm của bên được ủy quyền | Tóm tắt phạm vi ủy quyền |
4 | Tính pháp lý | Tính pháp lý cao, ràng buộc bên được ủy quyền phải thực hiện đúng theo nội dung trong văn bản ủy quyền | Tính pháp lý thấp hơn POA, hướng dẫn bên được ủy quyền các nội dung được phép thực hiện |
5 | Tình huống sử dụng | Thường được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt quan trọng, cần đảm bảo được tính ràng buộc pháp lý của các bên. Ví dụ: thực hiện thủ tục pháp lý, ký hợp đồng mua bán tài sản,… | Sử dụng trong những trường hợp cần xác nhận đơn giản của bên uỷ quyền. Ví dụ: ủy quyền cho bên khách nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, tham dự cuộc họp,… |
2. Quy định và nội dung của giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 06/2011/TT-BYT, giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm khi thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Trình bày bằng Tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất phải khớp với CFS;
- Trường hợp nếu như phía bên ủy quyền chính là chủ sở hữu của sản phẩm thì sẽ cần nêu rõ ràng tên, địa chỉ của chủ sở hữu các sản phẩm và tên cũng như địa chỉ của nhà sản xuất;
- Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức ủy quyền;
- Vai trò của bên thực hiện Ủy quyền (cần phải là chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất);
- Tên, địa chỉ của Cá nhân, tổ chức được ủy quyền: cần phải khớp với thông tin trong giấy đăng ký kinh doanh;
- Phạm vi ủy quyền: đứng tên công bố (register) và phân phối (distribute) sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam;
- Nhãn hàng hoặc tên của sản phẩm được ủy quyền;
- Thời hạn ủy quyền;
- Thời hạn ủy quyền không được trước ngày Soạn thư ủy quyền;
- Cam kết về việc cung cấp Hồ sơ thông tin sản phẩm PIF cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
- Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên ủy quyền;
- Chứng thực chữ ký của bên ủy quyền;
- Hợp pháp hóa lãnh sự.
=> Xem thêm: Thủ tục Công bố mỹ phẩm nhập khẩu – 2024 – Tại đây
3. Dịch vụ công bố mỹ phẩm của Apexlaw Việt Nam
- Tư vấn pháp luật xoay quanh việc kinh doanh mỹ phẩm, bao gồm: Thành lập doanh nghiệp; Công bố mỹ phẩm; Đăng ký nhãn hiệu; Xin giấy phép Quảng cáo mỹ phẩm; Xin giấy phép khuyến mại mỹ phẩm;…
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và hướng dẫn khách hàng soạn LOA/POA theo đúng quy định pháp luật;
- Kiểm tra nhãn gốc và công thức thành phần của mỹ phẩm;
- Soạn hồ sơ công bố mỹ phẩm theo quy định pháp luật;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tiếp nhận kết quả (phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm) và bàn giao kết quả cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng thủ tục sau khi công bố mỹ phẩm: Soạn nhãn phụ; Xây dựng Hồ sơ PIF (Product information file); Tư vấn báo cáo hàng năm; Tư vấn thanh tra hậu kiểm;…
4. Cơ sở pháp lý
- Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm ngày 25 tháng 01 năm 2011;
- Thông tư 29/2020/TT–BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
- Công văn số 1609/QLD-MP Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
- Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký ngày 08 tháng 3 năm 2018;
- Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý Mỹ phẩm.
LOA/POA là một trong những giấy tờ cần phải có trong hồ sơ công bố mỹ phẩm. Apexlaw Việt Nam hi vọng thông qua bài viết “Nội Dung Giấy Uỷ Quyền công bố mỹ phẩm (LOA, POA) Trong Hồ Sơ Công Bố Mỹ Phẩm” Quý khách hàng sẽ có những thông tin hữu ích trước khi lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm.