Nội Dung Bài Viết
Quy định về giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS) Trong Hồ Sơ Công Bố Mỹ Phẩm
Hiện nay, giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS) đã được quan tâm đặc biệt vì là giấy tờ quan trọng để đảm bảo sự an toàn và tuân thủ quy định cho các sản phẩm mỹ phẩm được phân phối trên thị trường. Bài viết được biên soạn bởi Apexlaw Việt Nam sẽ giúp Quý khách hàng có những kiến thức liên quan đến quy định về “Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) trong hồ sơ công bố mỹ phẩm”.
1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS) trong hồ sơ công bố mỹ phẩm là gì
Căn cứ theo Thông tư 7/VBHN-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm thì:
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hay cò được gọi là CFS (viết tắt của cụm từ Certificate of Free Sale
- CFS do chính cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xuất khẩu hàng hóa cấp phép cho thương nhân thực hiện xuất khẩu mỹ phẩm
- CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hoá cấp cho thương nhân xuất khẩu mỹ phẩm
- CFS chứng nhận mỹ phẩm được ghi nhận trong CFS được sản xuất và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu
- Thời hạn sử dụng CFS được thể hiện trên CFS. Nếu CFS không nếu thời hạn thì CFS có hiệu lực trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp.
Cần phân biệt giữa giấy lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS) với Hồ sơ PIF (Product Information File) trong hồ sơ công bố mỹ phẩm
2. Hình thức của giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS) trong bộ hồ sơ công bố mỹ phẩm
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 của Nghị định 69 năm 2018 của Chính phủ, giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được cho là hợp lệ khi thỏa mãn được các nội dung sau:
- Giấy CFS được thể hiện bằng Tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;
- Thể hiện tên tổ chức, cơ quan cấp.
Lưu ý: Phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thể hiện được rõ ràng số cũng như ngày cấp CFS.
Lưu ý: Nếu CFS không có thời hạn thì hiệu lực sẽ được tính 2 năm (tại thời điểm cấp)
- Tên sản phẩm, hàng hóa;
- Thể hiện nhóm sản phẩm, hàng hóa là mỹ phẩm (Cosmetic);
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất trên CFS trùng với thông tin Nhà sản xuất thể hiện trên LOA/POA;
- Tên và địa chỉ của nhà phân phối (nếu có);
- Có câu xác nhận nội dung “Sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường nước sản xuất hoặc nước cấp CFS” ghi bằng tiếng anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;
- Có ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ kí người cấp CFS;
- Có dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS;
- Văn bản CFS được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
3. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS) trong hồ sơ công bố mỹ phẩm
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là quá trình chính thức của một quốc gia công nhận và xác nhận tính hợp pháp của CFS. Theo quy định pháp luật, sẽ có một số trường hợp đặc biệt như sau.
3.1. Các trường hợp được miễn giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS)
Mỹ phẩm được sản xuất tại các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (được viết tắt là CPTPP), bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam (12 nước). Khi đó, thay vì cung cấp CFS, doanh nghiệp có thể cung cấp phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận hoặc văn bản pháp lý khác đã có chứng nhận sản phẩm được lưu hành tại chính nước thành viên CPTPP.
Sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại nước thuộc ASEAN, bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam (10 nước). Khi đó, thay vì cung cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS, Doanh nghiệp chỉ cần nộp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật khi tiến hành thủ tục Công bố mỹ phẩm.
=> Xem thêm: Thủ tục Công bố mỹ phẩm nhập khẩu – 2024 Tại đây
3.2. Các trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự CFS (30 nước)
- CFS sẽ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nếu như căn cứ theo điều ước quốc tế có VN là thành viên hoặc căn cứ theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
- CFS được cơ quan có thẩm quyền của nước CPTPP/ASEAN gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận giấy tờ pháp lý thì không cần hợp pháp hoá lãnh sự;
Trong hai trường hợp trên, doanh nghiệp gửi Giấy chứng nhận lưu hành tự do bản điện tử ( dưới dạng link website tiếng Anh) của cơ quan có thẩm quyền các nước CPTPP/ASEAN đến Cục quản lý dược, có đính kèm link tra cứu và hướng dẫn cách tra cứu, khi đó Cục quản lý dược sẽ truy cập website để xác minh tính pháp lý của giấy tờ.
4. Xử phạt sai phạm khi thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi;
- Kê khai không đúng thông tin trong phiếu công bố mỹ phẩm;
- Thay đổi nội dung trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng: kinh doanh mỹ phẩm chưa có phiếu công bố hoặc phiếu công bố đã hết hạn.
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng: hành vi giả mạo tài liệu, sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký, dấu của cơ quan chức năng Việt Nam hoặc nước ngoài, của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm.
5. Cơ sở pháp lý xin giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS)
- Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm ngày 25 tháng 01 năm 2011;
- Thông tư 29/2020/TT–BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
- Công văn số 1609/QLD-MP Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
- Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký ngày 08 tháng 3 năm 2018;
- Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý Mỹ phẩm.
6. Dịch vụ công bố mỹ phẩm của Apexlaw Việt Nam
- Hỗ trợ khách hàng các thủ tục liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm, bao gồm: Thành lập doanh nghiệp có mã ngành kinh doanh mỹ phẩm; Công bố mỹ phẩm; Đăng ký nhãn hiệu; Giấy phép Quảng cáo mỹ phẩm; Giấy phép khuyến mại mỹ phẩm; Thông báo/đăng ký website bán mỹ phẩm;…
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
- Kiểm tra thông tin, nhãn mác, bao bì của sản phẩm;
- Kiểm tra công thức thành phần của mỹ phẩm;
- Soạn hồ sơ công bố mỹ phẩm hoàn chỉnh, đúng quy định pháp luật;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tiếp nhận kết quả (phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm) và bàn giao kết quả cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng thủ tục sau công bố mỹ phẩm: Soạn nhãn phụ; Xây dựng Hồ sơ PIF (Product information file); Tư vấn báo cáo hàng năm (vào ngày 30 tháng 01 hàng năm); Tư vấn thanh tra hậu kiểm;…
Nhìn lại sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm, việc áp dụng Quy định về Giấy chứng nhận Lưu hành Tự do mỹ phẩm (CFS) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng và tăng cường sự minh bạch trong quản lý sản phẩm. APEXLAW Việt Nam hy vọng thông qua bài viết, sẽ giúp khách hàng nắm được các trường hợp cần xin CFS và các quy định pháp luật có liên quan đến Thủ tục công bố mỹ phẩm.