Nội Dung Bài Viết
Quy Định Nội Dung Nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm mỹ phẩm
Khi Quý khách hàng mua mỹ phẩm sẽ thường thấy một nhãn phụ nhỏ in trên bao bì của sản phẩm, có ghi thông tin quan trọng về thành phần, cách sử dụng và các cảnh báo liên quan. Nhãn phụ này giúp đảm bảo rằng người tiêu dùng nhận được thông tin chính xác và đầy đủ về sản phẩm mà họ đang sử dụng. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm phải lưu ý các thông tin thể hiện trên nhãn phụ. Thông qua bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam sẽ gửi đến Quý khách hàng “Quy định nội dung nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm”.
1. Nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm là gì
1.1. Nhãn hàng hóa
Theo Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa thì Nhãn hàng hóa là bản in, bản viết, bản chụp bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, khắc đính, đúc chạm trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Nhãn hàng hóa không chỉ đơn giản là một phần của sản phẩm mà còn là cách để nhận biết, quảng bá và phân loại hàng hóa. Bằng cách này, nhãn hàng hóa không chỉ là một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược marketing và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu.
Cần phân biệt Phiếu công bố mỹ phẩm và Nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm.
1.2. Nhãn phụ hàng hóa
Nhãn phụ hàng hóa thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra Tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng Tiếng việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Điều này giúp đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ đang mua và sử dụng. Bằng cách này, nhãn phụ không chỉ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định và luật lệ của quốc gia về quảng cáo và tiêu dùng.
2. Ý nghĩa của nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm
Nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về sản phẩm cho người tiêu dùng. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm:
Cung cấp thông tin: Nhãn phụ giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về thành phần, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và các thông tin quan trọng khác về sản phẩm.
Bảo vệ người tiêu dùng: Thông qua việc cung cấp thông tin chi tiết và cảnh báo, nhãn phụ giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Phân biệt sản phẩm: Nhãn phụ giúp phân biệt sản phẩm và nhận dạng nguồn gốc, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm giữa các sản phẩm khác nhau trên thị trường.
Tuân thủ pháp luật: Việc đính kèm các thông tin bắt buộc và tuân thủ các quy định về nhãn phụ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tránh các vấn đề pháp lý.
Marketing và quảng bá: Nhãn phụ cũng có thể được sử dụng như một công cụ marketing để quảng bá thương hiệu và sản phẩm, cung cấp thông tin về ưu điểm và tính năng đặc biệt của sản phẩm.
3. Nội dung thể hiện trên nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm
3.1. Nội dung nhãn phụ
Căn cứ theo Điều 10, Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm bắt buộc phải thể hiện các thông tin sau:
- Tên sản phẩm;
- Công dụng;
- Dung tích;
- Thành phần;
- Cách sử dụng;
- Lưu ý khi sử dụng;
- Công ty chịu trách nhiệm nhập khẩu và phân phối;
- Địa chỉ;
- Thương hiệu;
- Ngày sản xuất và hạn sử dụng;
- Số lô SX;
- Số CBMP;
- Sản xuất bởi;
- Sản xuất tại.
3.2. Cách ghi nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm
Nội dung ghi trên nhãn phụ được dịch sang Tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Các nội dung bổ sung ghi trên nhãn phụ không làm hiểu sai nội dung ghi trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
=> Xem thêm: Thủ tục Công bố mỹ phẩm nhập khẩu – 2024 – Tại đây
4. Xử phạt khi không dán nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
Căn cứ theo Điều 31, Nghị định 119/2017/NĐ-CP, bị xử phạt 500.000 đến 1.000.000 đối với cá nhân và 1.000.000n đến 2.000.000 đối với tổ chức với các hành vi sau:
- Hàng hóa vi phạm có giá trị 3.000.000 đồng không ghi đầy đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa
- Hàng hóa nhập khẩu có giá trị 3.000.000 đồng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
5. Công việc Apexlaw Việt Nam hỗ trợ khách hàng
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm, bao gồm: Thành lập doanh nghiệp; Công bố mỹ phẩm nhập khẩu; Bảo hộ thương hiệu; Đăng ký mã số mã vạch; Thông báo/Đăng ký website; Xin cấp giấy phép Quảng cáo mỹ phẩm; Xin cấp giấy phép khuyến mại mỹ phẩm;…
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ( CFS, LOA) trước khi hợp pháp hóa lãnh sự;
- Kiểm tra thông tin trên nhãn gốc và công thức thành phần của mỹ phẩm;
- Soạn hồ sơ công bố mỹ phẩm đúng quy định pháp luật;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tiếp nhận kết quả (phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm) và bàn giao kết quả cho khách hàng;
- Hỗ trợ khách hàng thủ tục sau khi công bố mỹ phẩm: Xây dựng Hồ sơ PIF (Product information file); Soạn nhãn phụ; Tư vấn báo cáo hàng năm; Tư vấn thanh tra hậu kiểm khi doanh nghiệp bị thanh tra…
6. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 119 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 43 năm 2017 của Chính Phủ về nhãn hàng hóa;
- Thông tư số 06 năm 2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm;
- Thông tư số 29 năm 2020 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
- Công văn số số 1609 Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
- Quyết định số 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018;
- Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý Mỹ phẩm.
Quy định nội dung nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là biện pháp cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng. Việc cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ trên nhãn phụ giúp đảm bảo an toàn và tin cậy khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời, nhãn phụ cũng là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và tạo ấn tượng với khách hàng.