Nội Dung Bài Viết
Quy Định Về Người Đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp
Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nắm giữ một vị trí quan trọng đối với những quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó. Bởi vậy, việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật thường được thực hiện một cách rất cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên các quy định của pháp luật. Nhằm giúp cho Quý khách hàng có những hiểu biết rõ hơn để có được sự lựa chọn tốt nhất, Apexlaw Việt Nam sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin pháp lý liên quan đến “Vị trí người đại diện pháp luật của doanh nghiệp”.
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là như thế nào?
Theo quy định hiện hành, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là các chủ thể dưới đây:
- Là cá nhân;
- Có thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động, các giao dịch của doanh nghiệp;
- Có thực hiện việc đại diện cho doanh nghiệp với tư cách chính là người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trước Tòa án, trọng tài;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Người đại diện theo pháp luật của một số loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà số lượng người đại diện sẽ được lựa chọn khác nhau, có thể là một hoặc nhiều người. Những nội dung như: số lượng, chức vụ, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ công ty.
2.1. Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH 1 thành viên
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ nắm giữ một trong các chức danh sau: Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc/tổng giám đốc.
Trong trường hợp điều lệ của công ty không có quy định thì người đại diện theo pháp luật sẽ được luật định chính là Chủ tịch hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty
Trong trường hợp điều lệ công ty không quy định thì người đại diện theo pháp luật sẽ mặc nhiên là Chủ tịch hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty
2.2. Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ nắm giữ một trong các chức danh sau: Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc
Trong trường hợp điều lệ công ty không quy định thì người đại diện theo pháp luật sẽ mặc nhiên là Chủ tịch hội đồng thành viên
2.3. Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ nắm giữ một trong các chức danh sau: Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc/ Tổng giám đốc
Trong trường hợp điều lệ công ty không quy định và chỉ có một người đại diện pháp luật thì Chủ tịch hội đồng quản trị mặc nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Trong trường hợp điều lệ công ty không quy định và có nhiều hơn 1 người là người đại diện thì Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc/ Tổng giám đốc mặc nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2.4. Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty đó.
2.5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
Dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thuê người khác làm Giám đốc/ Tổng giám đốc thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
=> Xem thêm: Hướng dẫn Thủ tục thành lập doanh nghiệp toàn quốc
3. Điều kiện để có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên.
Cần có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý hoạt động doanh nghiệp
- Là công chức, viên chức, cán bộ (theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức);
- Các thành phần sau của các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam: sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng;
- Các thành phần sau của các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam: sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an
- Trừ trường hợp được cử đại diện phần vốn được ủy quyền của Nhà nước hoặc quản lý doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp (đối với trường hợp Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).
Trừ trường hợp được cử đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam hay đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang có quyết định của Tòa về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc thực hiện một số công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Trong trường hợp có yêu cầu, cá nhân sẽ phải nộp kèm Phiếu lý lịch tư pháp cho phòng đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực theo Bộ luật Hình sự.
Người đại diện theo pháp luật có thể là người được thuê để thực hiện quản lý doanh nghiệp
4. Những lưu ý về người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp phổ biến (Công ty TNHH, Công ty cổ phần)
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc cũng có thể là người nước ngoài;
- Có thể chỉ có một hoặc có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật;
- Doanh nghiệp phải đảm bảo sự có mặt của ít nhất một người đại diện pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trong trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam mà người này xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền cho một cá nhân khác hiện đang cư trú tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền của người đại diện theo pháp luật. Sau khi ủy quyền, người đại diện theo pháp luật cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền đã ủy quyền.
Trong trường hợp hết thời hạn ủy quyền, mà người đại diện theo pháp luật không có văn bản ủy quyền nào khác và vẫn chưa trở về Việt Nam thì sẽ xử lý như sau: Người được ủy quyền vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở về Việt Nam hoặc cho đến khi có quyết định về việc cử người khác làm người đại diện của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, ,.
5. Chế độ trách nhiệm của người đại diện pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp
- Người đại diện theo pháp luật sẽ cần thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo 1 cách trung thực, đặc biệt cẩn trọng, có cố gắng trong việc thực hiện tốt nhất để hướng đến việc đảm bảo những lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp;
- Tuyệt đối trung thành với lợi ích của doanh nghiệp mình;
- Không thực hiện những hành vi lạm dụng địa vị, chức vụ hay sử dụng các bí mật, thông tin kinh doanh,… hay tài sản khác của doanh nghiệp vì mục đích tư lợi hoặc phục vụ cho cá nhân, tổ chức khác;
- Thông báo thông tin đầy đủ và kịp thời về việc mình hay những người có liên quan làm chủ, hoặc góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác.
Việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong việc hoạt động của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không. Với những nội dung trên, mong rằng Apexlaw Việt Nam đã có thể giúp Quý khách hàng có những tiêu chí để lựa chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.