Đặt Tên Doanh Nghiệp

Đánh giá
Quy định mới nhất về đặt tên doanh nghiệp

Quy Định Về Việc Đặt Tên Doanh Nghiệp

Đặt tên doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của công ty trên thị trường. Để tránh có những nhầm lẫn về nhận diện công ty trên thị trường, pháp luật có những quy định chặt chẽ về đặt tên doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam sẽ cung cấp những quy định của pháp luật về việc đặt tên doanh nghiệp.

1. Quy định của pháp luật hiện hành về đặt tên doanh nghiệp

Theo quy định Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố và được sắp xếp theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.

1.1. Về loại hình doanh nghiệp

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: có thể viết là “doanh nghiệp tư nhân” , “doanh nghiệp TN” hoặc “DNTN”;
  • Đối với công ty hợp danh: có thể đặt đặt là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”;
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: có thể viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”;
  • Đối với công ty cổ phần: thương nhân có thể đặt là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.

1.2. Tên riêng của doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, tên riêng của doanh nghiệp có thể được viết bằng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu.

Khi thương nhân thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập, cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối chấp nhận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu như chưa đạt yêu cầu.

Cách đặt tên doanh nghiệp
Đặt tên doanh nghiệp là một việc làm quan trọng, gắn liền với thương hiệu của công ty trong quá trình phát triển

2. Hành vi bị cấm khi đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên doanh nghiệp trùng, tên doanh nghiệp dễ gây nhầm lẫn

Tên trùng của doanh nghiệp là tên tiếng Việt của doanh nghiệp có các ký tự được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Hiện nay, doanh nghiệp đều tiến hành đăng ký kinh doanh trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia. Mọi thông tin sẽ đều được công bố và được lưu trữ ở trên hệ thống. Do đó, việc kiểm tra tên trùng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.

Tên gây nhầm lẫn là tên doanh nghiệp dự định đăng kí thuộc một trong các trường hợp:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp có phát âm giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
  • Tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài trùng với tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng đã được đề nghị đăng ký chỉ có sự khác biệt với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một chữ cái, một số thứ tự được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_” ;
  • Tên riêng đã được đề nghị đăng ký chỉ có sự khác biệt với các tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã được đăng ký bởi các cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
  • Tên riêng đề nghị đăng ký trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Để tránh đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn, trước khi nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra tên trùng, tên gây nhầm lẫn trên Trang Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp có thể lập tài khoản đăng ký kinh doanh, sau đó tiến hành nộp hồ thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc;
  • Sau khi chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, vào phần tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc để tiến hành kiểm tra tên trùng;
  • Trong phần nhập tên công ty có ba ô thông tin gồm “Tên doanh nghiệp”, “Tên viết tắt”, “Tên nước ngoài”. Nhấn chọn kiểm tra tên trùng, nếu thông báo tên không bị trùng, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng tên này.

Tất cả hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp đã lấy tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (ngoại trừ các trường hợp đã nhận được sự chấp thuận của đơn vị, cơ quan, tổ chức đó).

Tên doanh nghiệp có sử dụng các ký hiệu, từ ngữ vi phạm vào các yếu tố truyền thống lịch sử, không phù hợp với văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục.

Tên doanh nghiệp có sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, không phù hợp với văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục.

=> Xem thêm: Hướng dẫn Thủ tục thành lập doanh nghiệp toàn quốc – Tại đây

3. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên nước ngoài. Tên nước ngoài của doanh nghiệp chỉ là tên phụ và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Phải được dịch từ tên tiếng Việt của doanh nghiệp, đảm bảo hai thành tố chính là tên loại hình và tên riêng;
  • Tên nước ngoài của doanh nghiệp phải được viết bằng hệ chữ La-tinh. Doanh nghiệp không được đặt tên tiếng nước ngoài theo các hệ chữ tượng hình như tiếng Hán, tiếng Hàn, Nhật, Ả Rập,…;
  • Tên nước ngoài doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được trùng với tên nước ngoài của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

4. Tên doanh nghiệp viết tắt

Giống như tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp là không bắt buộc. Nếu có đăng ký tên viết tắt, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp
  • Tên viết tắt doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

=> Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì

5. Đăng ký tên công ty không được trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đã đăng ký nhãn hiệu, Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định rõ về việc doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp.

Như vậy, để tránh việc trùng lặp, tương tự với nhãn hiệu của các doanh nghiệp/ cá nhân khác, trước khi thành lập, Quý khách hàng nên tiến hành tra cứu sơ bộ để đánh giá về khả năng tương tự của nhãn hiệu mình đang lựa chọn.

Việc tra cứu sơ bộ này sẽ được thực hiện trên trang dữ liệu công khai của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi có kết quả sơ bộ nhãn hiệu, Quý khách hàng có thể lựa chọn tiếp tục thành lập với tên đó hoặc có sự điều chỉnh khác. Quý Khách hàng có thể liên hệ Apexlaw Việt Nam để được tư vấn và  tra cứu sơ bộ miễn phí nhãn hiệu. (Xem thêm – Thủ tục đăng ký nhãn hiệu – Logo Toàn quốc mới nhất – Tại đây)

Hiện nay số lượng doanh nghiệp được thành lập mới ngày càng nhiều. Mỗi doanh nghiệp đều hi vọng bộ nhận diện trên thị trường của mình được nâng cao, tên doanh nghiệp là điểm quan trọng để doanh nghiệp tạo được những dấu ấn. Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên, Apexlaw Việt Nam đã giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được các quy định pháp luật về đặt tên doanh nghiệp.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ
090 1799 335