Định Giá Thương Hiệu của doanh nghiệp

Đánh giá
banner định giá thương hiệu
Định giá thương hiệu được hiểu là việc tính toán giá trị kinh tế của thương hiệu đó ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Trên thị trường hiện nay, đây là một hoạt động đem lại nguồn kinh tế lớn cho nhiều doanh nghiệp, nhưng lại còn khá mới mẻ và chưa nhiều doanh nghiệp thực sự hiểu về tầm quan trọng của nó. 
Vậy định giá thương hiệu là gì? Tại sao phải định giá thương hiệu và có những phương pháp định giá thương hiệu nào – Apexlaw Việt Nam gửi quý khách hàng thông tin hướng dẫn chi tiết như sau:

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu

Thương hiệu đã được xác lập quyền sở hữu:

thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức xác lập được quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu đó. Việc xác lập này được thể hiện qua văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp:

Không thể đăng ký một thương hiệu cho toàn bộ hàng hóa, dịch vụ. Việc đăng ký nhóm hàng hóa, dịch vụ nào sẽ phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Khi hàng hóa, dịch vụ gắn liền với thương hiệu mang chất lượng tốt thì sẽ tăng khả năng nhận diện của thương hiệu. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu.

Chiến lược truyền thông:

Truyền thông là một công cụ mạnh mẽ để đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng. Việc lựa chọn một chiến dịch truyền thông thông minh cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một thương hiệu.

Quảng trường thời đại
Những thương hiệu hàng đầu được xuất hiện trên những biển quảng cáo tại Quảng Trường thời Đại – New York – USA

2. Vai trò của định giá thương hiệu

  • Xác định vị trí của doanh nghiệp trong thị trường mục tiêu: Trong cùng một thị trường, việc định giá thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp đo lường và đánh giá được giá trị tương đối của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Biết được vị trí của mình cũng là cách để doanh nghiệp có thể nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu để có giải pháp trong việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Xây dựng các chiến lược phát triển hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường: Định giá doanh nghiệp góp phần xác định lại rõ ràng về nhu cầu, giá trị mong đợi, giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu đó. Từ đó, đưa ra kế hoạch phát triển hàng hóa, dịch vụ mới một cách tối ưu nhất. Theo đó, đưa ra định hướng để phát triển bộ máy công ty trong tương lai.
  • Bảo vệ thương hiệu khỏi các hành vi vi phạm: ngăn chặn các trường hợp sao chép thương hiệu, hàng giả, hàng nhái,… để khách hàng yên tâm sử dụng hàng hóa/ dịch vụ và giữ vững được uy tín của thương hiệu.

Dịch vụ “Đăng ký nhãn hiệu Logo” Đọc Thêm TẠI ĐÂY

3. Một số phương pháp định giá thương hiệu

3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dựa trên việc so sánh các thương hiệu trong cùng một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc với các nhóm hàng hóa, dịch vụ liên quan. Phương pháp này giúp doanh nghiệp đánh giá được vị trí của thương hiệu trong thị trường mục tiêu.

3.2. Phương pháp giá trị cổ phiếu

Phương pháp định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu sẽ phức tạp hơn. Thương hiệu sẽ nằm trong giá trị của các tài sản vô hình sau khi lấy giá thị trường của doanh nghiệp trừ đi giá trị tài sản hữu hình đã đầu tư.

3.3. Phương pháp tài chính

Xác định nguồn tài sản vô hình do thương hiệu tạo ra. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí cần bỏ ra (như chi phí hoạt động, các loại thuế phí,…) thì sẽ tính được giá trị thực tế mà thương hiệu mang lại.

4. Định giá 20 thương hiệu được định giá cao nhất theo trang interbrand năm 2022

20 thương hiệu định giá cao nhất
Top 20 thương hiệu được định giá cao nhất theo Interbrand-tổ chức định giá thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới, được thành lập năm 1974 tại New York.

 Bảng xếp hạng của Interbrand được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

  • Hiệu quả tài chính của thương hiệu;
  • Quyết định lựa chọn của người tiêu dùng đối với thương hiệu;
  • Mức độ cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
So với năm 2021 thì Apple vẫn giữ vị trí đầu bảng với tổng giá trị hơn  482 tỷ đô la Mỹ. Đây là giá trị được ghi nhận là cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua. 

5. Đăng ký nhãn hiệu

Để tránh các trường hợp rủi ro pháp lý và nâng tầm thương hiệu thì quý khách hàng nên đăng ký nhãn hiệu theo hồ sơ và quy trình như sau

5.1.  Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Thành phần đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;
  • Mẫu nhãn và danh mục hàng hoá, dịch vụ gắn với nhãn hiệu; 
  • Giấy uỷ quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

5.2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục.

Bước 2: Thẩm định hình thức và công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc từ chối chấp nhận đơn. Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 4: Ra thông báo dự định cấp/từ chối cấp văn bằng

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Định giá thương hiệu bằng những cách trên đây sẽ nâng tầm doanh nghiệp của bạn. Nhưng dường như hiện tại vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Có thể kể đến một nguyên nhân đó là một số cách để định giá thương hiệu hiện nay tốn khá nhiều thời gian để thực hiện. Ví dụ như đăng ký nhãn hiệu hiện nay có thể mất đến 2 năm thực hiện nhưng chưa chắc có thể đăng ký thành công. 

Apexlaw Việt Nam tin rằng những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. Apexlaw Việt Nam rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.
apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335