Gia hạn nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc bởi lẽ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không có giá trị vĩnh viễn, chỉ có hiệu lực trong vòng 10 năm. Sau khi đã được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu vẫn phải thực hiện các thủ tục gia hạn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để duy trì thời gian bảo hộ. Bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến dịch vụ gia hạn nhãn hiệu.
Nội Dung Bài Viết
1. Thời điểm cần phải gia hạn nhãn hiệu
- Khi nào cần phải gia hạn nhãn hiệu
Để duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và tiếp tục sử dụng độc quyền nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu trước ngày hết hiệu lực. Nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Như vậy, trong trường hợp nhãn hiệu không bị hủy bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực trong thời hạn luật định thì chủ sở hữu có quyền cứ 10 năm gia hạn một lần.
Trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, cá nhân, tổ chức phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền đơn yêu cầu gia hạn và nộp phí, lệ phí để thực hiện việc gia hạn.
Nếu liên tục gia hạn nhãn hiệu, hiệu lực của nhãn hiệu có thể kéo dài “không thời hạn”
- Có thể gia hạn nhãn hiệu muộn được không?
Như đã trình bày ở trên, Quý khách hàng cần phải làm đơn xin gia hạn trong thời gian quy định. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho phép chủ sở hữu có thể nộp đơn gia hạn muộn hơn so với thời gian quy định nhưng không được quá 06 tháng. Khi đó, với mỗi tháng nộp muộn chủ văn bằng bảo hộ sẽ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn nhãn hiệu muộn.
- Quên gia hạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trên thực thế, có nhiều lý do dẫn đến việc khi hết thời gian gia hạn nhãn hiệu, chủ sở hữu vẫn chưa gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Trong trường này, cá nhân, tổ chức cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lại từ đầu để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó.
2. Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ đăng ký nhãn hiệu
Quy trình gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các thủ tục sau
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ sở hữu nhãn hiệu nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục.
Thành phần hồ sơ Quý khách hàng cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp đơn thông qua đại diện;
Bước 2: Thẩm định và ra quyết định
Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và đánh giá đơn yêu cầu gia hạn của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Quyết định đồng ý gia hạn nhãn hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, sau đó đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Trong trường hợp từ chối gia hạn nhãn hiệu: Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lí do.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu
Trong quá trình xem xét hồ sơ yêu cầu gia hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn và yêu cầu sửa chữa thiếu sót, có nghĩa là hồ sơ có thể gặp những vấn đề sau:
- Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ
- Nộp hồ sơ không đúng thủ tục;
- Người yêu cầu gia hạn không phải chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.
Vậy nên, Quý Khách hàng cần phải nghiên cứu kỹ trình tự thủ tục và hồ sơ cần thiết khi gia hạn nhãn hiệu.
3. Căn cứ pháp luật
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/206/NĐ-CP
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
4. Dịch vụ gia hạn nhãn hiệu của Apexlaw Việt Nam
Sau khi tiếp nhận thông tin, yêu cầu của Quý khách hàng, Apexlaw Việt Nam sẽ thực hiện những công việc sau:
1. Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục gia hạn nhãn hiệu.
2. Soạn thảo hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện thủ tục.
3. Thay mặt Quý khách hàng nộp, theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
4. Giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho quý khách hàng có được kết quả tốt nhất.
5. Nhận kết quả hồ sơ gia hạn nhãn hiệu.
Trên đây là bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý gia hạn nhãn hiệu mà Quý khách hàng quan tâm. Hãy liên hệ với VIVALAW để được tư vấn và cung cấp dịch vụ giải quyết cho các trường hợp vướng mắc cụ thể.
Bảo hộ nhãn hiệu là xu thế ở hiện tại và cả ở tương lai. Khi nhãn hiệu ở thời điểm hiện tại là đối tượng bị xâm phạm một cách khá dễ dàng và mang lại những thiệt hại về kinh tế cho cá nhân và doanh nghiệp. Có những người thậm chí còn bị đánh bản quyền nhãn hiệu khi sử dụng sản phẩm của chính mình sáng tác, thực hiện.
Các cá nhân, tổ chức cần chú ý đến thời gian để thực hiện Thủ tục Gia hạn đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo quyền lợi của chính mình.
Rất mong rằng những nội dung tư vấn của Apexlaw Việt Nam về Dịch vụ Công bố Mỹ phẩm Nhập khẩu có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. Apexlaw Việt Nam rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.
Những thắc mắc thường gặp của Quý khách hàng về thủ tục “Đăng ký gia hạn nhãn hiệu”
1. Câu hỏi: Công ty tôi đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm A được ba năm. Do làm ăn không có lãi nên chúng tôi tạm ngừng sản xuất mặt hàng này một thời gian. Vậy nhãn hiệu của công ty tôi có bị chấm dứt hiệu lực bảo hộ không?
Trả lờiTheo điểm d khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định: “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”.Theo quy định trên, Quý khách hàng không sử dụng liên tục nhãn hiệu trong vòng 05 năm mà không có lý do chính đáng thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới bị chấm dứt hiệu lực.
2. Câu hỏi: Chúng tôi có một nhãn hiệu đã hết hạn được 01 năm, bây giờ chúng tôi muốn gia hạn nhãn hiệu đó có được không?
Trả lờiTheo quy định tại Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN quy định Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực.Do đó Quý khách hàng không thể nộp đơn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà phải làm lại thủ tục đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.
3. Câu hỏi: Tôi bị mất Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì có gia hạn nhãn hiệu được không?
Trả lờiChủ sở hữu nhãn hiệu chỉ cần cung cấp Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ. Vì vậy, Quý khách hàng vẫn có thể xin gia hạn bình thường và điều này sẽ được ghi nhận trên dữ liệu và thư viện điện tử online của cục Sở hữu trí tuệ.
4. Câu hỏi: Tôi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu từ ngày 30/8/2013 nhưng đến ngày 15/8/2014 tôi mới nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy hiệu lực giấy chứng nhận này được tính từ ngày nào? Nhãn hiệu của tôi đã đến thời gian xin gia hạn chưa?
Trả lờiHiệu lực được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm và sẽ tính từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp không phải tính từ ngày cấp văn bằng. Vì vậy, hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu của Quý khách hàng được tính từ ngày 30/8/2013 cho nên đã sắp hết thời gian bảo hộ, Quý khách hàng cần nhanh chóng làm thủ tục gia hạn nhãn hiệu.