Nội Dung Bài Viết
Bán tràn lan thuốc kê đơn, người bệnh xem nhẹ tính mạng của mình
Việt Nam hiện nay đang có khoảng 25.000 loại thuốc đang được lưu trên thị trường (Không bao gồm thực phẩm chức năng), trong đó có hơn 40% là các thuốc cần phải kê đơn với được bán, cấp phát. Thế nhưng hiện tượng thuốc kê đơn bán tràn lan tại các hiệu thuốc, nhà thuốc không cần đơn khi được người bệnh yêu cầu đang diễn ra ngang nhiên. Phải chăng người bệnh đang xem nhẹ sức khỏe của mình.
1. Mua thuốc kê đơn dễ như mua rau ngoài chợ
Các loại thuốc bị cấm bán nếu như không có đơn như Metronidazole 250mg – Một loại kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn hay Amoxicillin 250g, Cephalexin 500mg… có thể được mua dễ dàng tại các hiệu thuốc mà không cần cầm theo đơn thuốc.
Tình trạng thuốc kê đơn bán tràn lan, vô tội vạ phải kể đến rõ nhất trong đợt dịch đau mắt đỏ vừa qua. Ngay khi người dân có dấu hiệu bị đau mắt đỏ, chỉ cần người bệnh đến bất kì hiệu thuốc nào cũng có thể được người bán tư vấn và bán thuốc.
Ví dụ như thuốc nhỏ mắt Pandex trị viêm kết mạc, thuốc nhỏ mắt Tobrex 0,3% trị nhiễm trùng nhãn cầu, , viêm giác mạc hay thuốc mỡ tra mắt Oflovid 0,3% trị nhiễm khuẩn mắt… đều là những loại thuốc bán theo đơn, bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Thế nhưng, người bán thuốc ngang nhiên xem xét tình trạng bệnh, tư vấn mua loại thuốc và bán tràn lan thuốc kê đơn, thay thế nhiệm vụ của các bác sĩ.
2. Đã có quản lý nhưng chưa có nhiều tác dụng
Hiện nay, cả nước có đến 68.000 cơ sở bán lẻ thuốc. Và tất cả các cơ sở này đều đã có phần mềm đáp ứng kết nối với Hệ thống Dược quốc gia. Thế nhưng, việc quản lý bán thuốc kê đơn vẫn gặp phải rất nhiều thách thức.
Năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BYT đưa ra cách phân biệt đâu là thuốc kê đơn. Theo đó, Điều 15: “Đối với thuốc kê đơn, trên nhãn bao bì cần có ký hiệu “Rx” ngay tại góc trái của tên thuốc và kèm theo dòng chữ “thuốc kê đơn”. Tờ hướng dẫn của dòng thuốc bắt buộc kèm theo ký hiệu “Rx” kèm theo dòng chữ “thuốc này chỉ dùng theo đơn”.
Thế nhưng, các cơ sở bán thuốc vẫn ngang nhiên bán thuốc không cần đơn, nhiều trường hợp bán thuốc theo đơn của bệnh nhân mang tới, mà không xác minh được đơn thuốc đó có phải từ cơ sở khám chữa bệnh phát hành hay không, đơn thuốc đó người bệnh đã mua những thuốc gì rồi, còn thiếu những thuốc gì, đã mua đúng số lượng kê đơn hay chưa. Hiện tượng bán tràn lan thuốc kê đơn.
Bộ Y tế đã xây dựng đề án từ năm 2019 và thí điểm thành công việc vận hành Hệ thống Thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn (hệ thống) để hạn chế tình trạng bán tràn lan thuốc kê đơn. Mỗi năm, các cơ sở y tế trên toàn quốc đã kê khoảng 400-500 triệu đơn thuốc. Thế nhưng, cho đến nửa năm 2023, số đơn thuốc đã liên thông trên hệ thống khoảng hơn 40 triệu đơn.
Như vậy, chỉ khoảng 20% số đơn thuốc điện tử được cập nhật trên hệ thống theo thực tế – một con số rất khiêm tốn và còn xa để có thể góp phần hạn chế tình trạng bán thuốc đơn thuốc tràn lan như hiện nay.