Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến

Đánh giá
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến

Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay

Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp được pháp luật ghi nhận rất đa dạng. Để chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế, định hướng phát triển, các chủ doanh nghiệp cần nắm được những đặc điểm cơ bản của từng loại hình doanh nghiệp cũng như ưu và hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp đó. Cùng Apexlaw Việt Nam tìm hiểu về Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam hiện nay trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

1.1. Doanh nghiệp tư nhân

Trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến, Doanh nghiệp tư nhân chính là mô hình được nhiều thương nhân lựa chọn.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp được một cá nhân làm chủ và chủ doanh nghiệp sẽ cần chịu toàn bộ trách nhiệm về chính hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Đây là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt loại hình doanh nghiệp này với các loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần.

Theo quy định hiện hành, loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.

Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập với tài sản của chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân không có sự phân định rõ ràng giữa tài sản cá nhân của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp là chủ sở hữu duy nhất của công ty, có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. Do đó việc bán, chuyển nhượng được diễn ra dễ dàng khi hai bên thỏa thuận đảm bảo quy định pháp luật.

1.2.   Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên cũng là một loại hình doanh nghiệp phổ biến với các đặc điểm phù hợp với nhiều thương nhân.

Công ty TNHH một thành viên chính là một doanh nghiệp đặt dưới sự quản lý của chủ sở hữu là một tổ chức hoặc một cá nhân. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Loại hình doanh nghiệp này là một loại hình doanh nghiệp chỉ có một chủ theo đó khi có hoạt động chuyển quyền sở hữu công ty, chuyển nhượng vốn thì chỉ có thể chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân, tổ chức khác. Khi chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên theo quy định pháp luật thì có tư cách pháp nhân.

Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phần.

=> Xem thêm: “Rủi ro khi thành lập doanh nghiệp” – Tại đây

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau

1.3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên chính là một doanh nghiệp với số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên. Các thành viên này chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi phần vốn góp cam kết.

Các thành viên trong công ty TNHH hai thành viên có quyền chuyển nhượng phần vốn góp. Tuy nhiên đối với việc chuyển nhượng cho các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên công ty sẽ có những hạn chế nhất định. Nhằm đảm bảo sự ổn định trong cấu trúc thành viên công ty, pháp luật có quy định về quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng của các thành viên công ty.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định pháp luật thì có tư cách pháp nhân.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu, không được phát hành cổ phần.

1.4. Công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần là doanh nghiệp có từ 3 thành viên trở lên (gọi là cổ đông), không giới hạn số thành viên tối đa;
  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia nhỏ thành nhiều phần. Cổ đông chính là người có sở hữu ít nhất 1 cổ phần của công ty cổ phần;
  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
  • Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, nhận vốn góp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
  • Các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty;
  • Công ty cổ phần theo quy định thì có tư cách pháp nhân.

=> Xem thêm: Hướng dẫn Thủ tục thành lập doanh nghiệp toàn quốc – Tại đây

2. Ưu điểm và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Loại hìnhƯu điểmHạn chế
Doanh nghiệp tư nhân
  • Tự do tăng, giảm vốn;
  • Cơ cấu tổ chức, quản lý đơn giản do có một cá nhân làm chủ;
  • Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn giúp cho doanh nghiệp tư nhân dễ có được lòng tin từ khách hàng và đối tác.
  • Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp;
  • Không tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp;
  • Không có khả năng huy động vốn từ thị trường.
Công ty TNHH một thành viên
  • Hoạt động điều hành, quản lý đơn giản do có một chủ sở hữu;
  • Cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng chặt chẽ hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ;
  • Có tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty.
  • Chịu sự điều chỉnh pháp luật khắt khe hơn so với doanh nghiệp tư nhân;
  • Không được phát hành cổ phiếu;
  • Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp từ tổ chức, cá nhân khác thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Cơ cấu quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ;
  • Hình thức tăng vốn đa dạng. Có thể tăng vốn bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên góp vốn, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu;
  • Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài sản và nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp. Điều này góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
  • Số lượng thành viên có sự giới hạn từ 02 cho đến 50 thành viên;
  • Chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Việc tăng, giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Việc công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần khiến công ty mất đi kênh huy động vốn hữu hiệu.
Công ty cổ phần
  • Quy mô hoạt động lớn, có khả năng mở rộng kinh doanh;
  • Cơ cấu hoạt động, quản lý chặt chẽ. Mọi quyết định trong kinh doanh đều được thu thập ý kiến của các cổ đông tạo nên sự minh bạch trong quản lý và điều hành;
  • Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi phần vốn;
  • Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng vốn góp;
  • Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao nhất do không hạn chế số lượng cổ đông góp vốn, có thể huy động được vốn từ các cổ đông trong và ngoài nước, có thể phát hành trái phiếu cũng như cổ phiếu.
  • Việc quản lý và điều hành tương đối phức tạp. Mỗi quyết định của công ty đều phải thông qua ý kiến của các cổ đông, tuy có thể đảm bảo tính chính xác và chặt chẽ nhưng mất thời gian, đôi khi sẽ khiến cho công ty cổ phần mất đi cơ hội trong kinh doanh;
  • Khả năng bảo mật bí mật kinh doanh và tình hình tài chính công ty bị hạn chế do phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
  • Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật doanh nghiệp, luật chứng khoán và các luật liên quan khác.

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và hạn chế riêng. Tùy vào từng điều kiện cụ thể, các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp. Hi vọng với bài viết về các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, Apexlaw Việt Nam có thể cung cấp được những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng liên quan đến “Các loại hình doanh nghiệp phổ biến”.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ
090 1799 335