Nội Dung Bài Viết
Thủ Tục Xin Giấy Chứng Nhận FDA
Việc xuất khẩu sản phẩm đến Mỹ là một bước tiến quan trọng để tiếp cận với một trong những thị trường tiêu thụ lớn và nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Một trong những yêu cầu hàng đầu để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp được đưa vào thị trường này là được cấp Giấy chứng nhận FDA.Việc xin cấp Giấy chứng nhận FDA không chỉ là một bước quan trọng, mà còn là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định và yêu cầu của FDA.
Để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục trên, Apexlaw Việt Nam xin gửi đến một số thông tin về thủ tục Xin giấy chứng nhận FDA như sau:
1. Chứng nhận FDA là gì
FDA là viết tắt của Food and Drug Administration được định nghĩa bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, cơ quan này thực hiện giám sát về an toàn thực phẩm để bảo đảm và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng. Tất cả các cơ sở thực phẩm (trong và ngoài nước) chế biến, sản xuất, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm để tiêu thụ bởi người hoặc động vật ở Mỹ đều bắt buộc phải đăng ký với FDA.
Giấy chứng nhận FDA là một loại chứng nhận/chứng chỉ đặc biệt quan trọng khi các cá nhân, tổ chức muốn vận chuyển hàng hoặc lưu thông sản phẩm sang Hoa Kỳ.
2. Tầm quan trọng của giấy chứng nhận FDA
Sở hữu Giấy chứng nhận FDA là yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ, là “giấy thông quan” hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường này. Nếu không có Giấy chứng nhận này thì hàng hóa của doanh nghiệp sẽ bị trả lại tại Hải Quan Hoa Kỳ và doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ chi phí phát sinh cho việc lưu kho, di dời và thanh lý loại hàng này.
Doanh nghiệp xuất khẩu bao nhiêu loại sản phẩm thì bắt buộc phải đăng ký bấy nhiêu Giấy chứng nhận FDA (mỗi mặt hàng không bị giới hạn về số lượng và trọng lượng).
3. Quy trình xin chứng nhận FDA xuất hàng đi Mỹ
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin của khách hàng: Khách hàng cung cấp thông tin theo mẫu đính kèm;
- Bước 2: Gửi đơn đăng ký FDA;
- Bước 3: FDA phê duyệt số đăng ký. Sau khi thực hiện đăng ký hoàn tất, cơ sở sẽ được cấp một số đăng ký FDA bao gồm 11 chữ số từ FDA. Số đăng ký FDA sẽ thực hiện xác định công ty của bạn với FDA đồng thời hỗ trợ bạn trong quá trình thông quan.
- Bước 4: Bàn giao Giấy chứng nhận mã số FDA đã được xác thực cho khách hàng (Chứng nhận được cấp bởi Đại lý Hoa Kỳ); FDA Hoa Kỳ không cấp bất kỳ loại chứng chỉ nào, tuy nhiên, với tư cách là công ty bên thứ ba, Đại lý Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho bạn chứng chỉ đăng ký FDA có thể được sử dụng để thực hiện xác nhận đăng ký FDA.
4. Xin giấy phép FDA ở đâu
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu có thể lựa chọn Đại lý Hoa Kỳ trong số các Đại lý được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ định.
5. Danh mục các sản phẩm phải xin giấy chứng nhận FDA
Một số thực phẩm cần phải xin giấy chứng nhận FDA trước khi lưu thông vào thị trường Hoa Kỳ như:
- Thức uống (bao gồm cả nước uống đóng chai và thức uống có cồn);
- Hải sản và cá (ngoại trừ những quy định đặc biệt đối với một số loại cá basa, cá như cá tra…);
- Rau củ quả;
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và những thành phần dinh dưỡng;
- Sữa bột trẻ em;
- Những sản phẩm từ sữa và trứng có vỏ;
- Hàng hóa nông sản thô được dùng như thành phần thực phẩm hoặc thực phẩm;
- Thực phẩm đông lạnh và đóng hộp;
- Sản phẩm đồ ăn nhanh, bánh mì và kẹo (bao gồm kẹo cao su);
- Thực phẩm có nguồn gốc động vật tươi sống; ….
Lưu ý: Riêng đối với thuốc bảo vệ thực vât và vật liệu được phép tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì không cần đăng ký cơ sở với FDA. Tuy nhiên, FDA cũng có những quy định riêng đối với những hàng hóa loại này cũng như cơ sở chế biến, đóng gói, chế biến hoặc lưu giữ vật liệu tiếp xúc với thực phẩm hoặc thuốc bảo vệ thực vật cụ thể nào mới có thể đáp ứng được điều kiện miễn đăng ký cơ sở thực phẩm với FDA.
6. Các tiêu chí đánh giá FDA
Để được cấp Giấy chứng nhận FDA là điều không hề đơn giản, đặc biệt thực phẩm là một trong những mặt hàng được quản lý khắt khe bởi FDA Hoa Kỳ và để có thể lưu thông mặt hàng này sang Mỹ, cần tuân thủ những tiêu chí như sau:
- Tuân thủ quy định của FDA;
- Tuân thủ tiêu chuẩn HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points) đối với nước hoa quả và hải sản;
- Đảm bảo giới hạn tiêu chuẩn liên quan đến hàm lượng axit đối với thực phẩm đóng hộp;
- Có nhãn mác đầy đủ trên sản phẩm;
- Trên nhãn mác cần thể hiện đầy đủ thông tin về thành phần và công dụng của sản phẩm;
- Thực hiện đánh giá sau đó thông báo về thành phần của sản phẩm cho FDA;
- Nắm rõ và tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu CGMP (viết tắt của Current Good Manufacturing Practice);
- Chứng nhận các mẫu sản theo yêu cầu của FDA;
- Xác định và tuân thủ giới hạn sai số do EPA (Environmental Protection Agency) và FDA đặt ra đối với sản phẩm thuốc trừ sâu.
7. Những trường hợp bị từ chối cấp chứng nhận FDA
Những đối tượng sau sẽ không được cấp giấy chứng nhận FDA:
- Hàng hóa bị pha trộn, không an toàn, không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng theo quy định FDA;
- Hàng hóa ghi sai nhãn dán (nhãn mác thể hiện thông tin không chính xác) hoặc sản phẩm chưa đưa đăng ký đúng quy định theo yêu cầu;
- Hàng hóa thuộc danh mục hạn chế tiêu thụ tại Mỹ.
Lưu ý: Khi hàng hóa bị từ chối khi đưa vào đều phải được tiêu hủy hoặc xuất khẩu trở lại trong thời gian 90 ngày theo quy định của Hoa Kỳ.
8. Danh mục hồ sơ khách hàng cần cung cấp khi đăng ký FDA
STT | Tiêu đề hồ sơ | Số lượng | Yêu cầu |
1. | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | 01 | Scan bản gốc |
2. | Thông tin doanh nghiệp (địa chỉ, …) | 01 | File word |
3. | Giấy chứng nhận ISO 22000/HACCP 2020 (nếu có) | 01 | Scan bản gốc |
4. | Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ | 01 | File word |
5. | Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm về FDA | 01 | File word |
6. | Thông tin khác (Theo yêu cầu vụ việc) |
Trên đây là một số thông tin hữu ích về Thủ tục xin Giấy chứng nhận FDA của Apexlaw Việt Nam đưa ra để Quý khách hàng tham khảo và nắm được những thông tin hữu ích liên quan đến thủ tục pháp lý này. Tin rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Apexlaw Việt Nam .