Cấp HC (Health certificate)

5/5 - (1 bình chọn)
Cấp giấy chứng nhận y tế HC

Thủ Tục Xin Giấy Chứng Nhận Y Tế (HC- Health Certificate)

Giấy chứng nhận y tế là một trong những giấy tờ doanh nghiệp thường được yêu cầu khi xuất nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không để ý tới thủ tục này khi xuất nhập khẩu hàng hóa, nên khi cơ quan nhà nước yêu cầu mới làm thủ tục Xin cấp Giấy chứng nhận y tế. Điều đó khiến doanh nghiệp vừa tốn chi phí hàng hóa lưu tại kho bãi vừa chậm thời gian chuyển hàng hóa cho đối tác.

Thông qua bài viết sau, Apexlaw Việt Nam mong muốn cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin hữu ích về Giấy chứng nhận y tế (HC- Health Certificate) để tránh những sai phạm trong kinh doanh hàng hóa trên thị trường.

1. Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) là gì?

Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate hay viết tắt là HC. Căn cứ theo Thông tư 52/2015/TT-BYT, HC là một loại giấy chứng minh chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

2. Vì sao cần xin cấp giấy chứng nhận y tế HC?

Có thể hiểu đơn giản, khi chúng ta muốn ra nước ngoài thì cần hộ chiếu, còn sản phẩm cần giấy chứng nhận y tế để lưu thông trên thị trường. Giấy chứng nhận y tế chính là cơ sở pháp lý xác định điều kiện lưu hành tự do của sản phẩm tại nước nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xin giấy HC khi tiến hành thủ tục hải quan để xuất khẩu sản phẩm.

=> Xem thêm: Cấp Giấy Chứng Nhận FDA– Tại đây

3. Danh mục sản phẩm cần xin giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 52/2015/TT-BYT, các sản phẩm cần xin cấp Giấy chứng nhận y tế bao gồm:

  • Thực phẩm

Ví dụ: gạo, bánh kẹo, đồ uống đóng chai, các loại đồ hộp,…

  • Phụ gia thực phẩm

Ví dụ: Chất tạo hương vị, chất tạo màu, Chất chống ẩm, Chất chống đông cứng,…

  • Chất hỗ trợ chế biến

Ví dụ: baking soda, Nitrit và Nitrat,….

  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

Ví dụ: bao bì nhựa, bao bì giấy, bọc thực phẩm, hộp chịu nhiệt,…

4. Xin giấy chứng nhận Health Certificate ở đâu?

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận y tế thuộc Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Thủ tục thực hiện online trên hệ thống của Cục An toàn thực phẩm: https://nghidinh15.vfa.gov.vn

=> Xem thêm: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm – Tại đây

5. Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế

STTHồ sơYêu cầu
1Giấy phép kinh doanh, một trong những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Giấy phép Hộ kinh doanh
Bản sao có xác nhận của công ty
2Bản tự công bố hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hoặc Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (trừ trường hợp được miễn theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

(Nếu quý khách hàng chưa được cấp giấy tờ này, Apexlaw Việt Nam sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục)

Bản sao có xác nhận của công ty
3Phiếu kiểm nghiệm của sản phẩm

(Nếu quý khách hàng chưa được cấp giấy tờ này, Apexlaw Việt Nam sẽ hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục)

Bản gốc
4Mẫu sản phẩmMẫu hàng hóa thực tế xuất khẩu
5Nhãn sản phẩm và thông tin bảng thành phần chi tiết của sản phẩm (nếu có)Bản sao có xác nhận của công ty

6. Trình tự, thủ tục cấp chứng nhận y tế HC

Quy trình thực hiện xin cấp giấy chứng nhận y tế bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản điện tử trên trang: https://nghidinh15.vfa.gov.vn

Bước 2: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo mục 5

Bước 3 Nộp hồ sơ online trên hệ thống Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Bước 4 Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ, vào số tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp

Bước 5 Trong 5 ngày làm việc (kể từ ngày cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ), Cục An toàn thực phẩm xem xét hồ  và ra quyết định cấp/không cấp giấy chứng nhận y tế cho doanh nghiệp. Nếu không cấp Giấy HC, cục trả lời lý do  bằng văn bản để doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hồ sơ

Bước 6 Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận y tế (Giấy chứng nhận bản điện tử)

7. Hiệu lực giấy chứng nhận y tế

Thời gian hiệu lực của Giấy HC là 02 (tính từ ngày được cấp)

8. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh thực phẩm, bao gồm: Thành lập doanh nghiệp; Bảo hộ thương hiệu; Công bố thực phẩm; Thông báo website bán hàng; Đăng ký mã số mã vạch; Tem chống hàng giả;  Xin giấy phép Quảng cáo; Giấy phép khuyến mại;
  • Cấp mẫu giấy tờ,  xây dựng, kiểm tra pháp lý các giấy tờ
  • Kiểm tra nhãn gốc sản phẩm các thông tin đã khớp với giấy tờ pháp lý chưa;
  • Soạn hồ sơ đúng quy định pháp luật;
  • Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bàn giao kết quả cho quý khách hàng;
  • Hỗ trợ quý khách hàng thủ tục sau khi xin cấp Giấy chứng nhận y tế: xây dựng nhãn phụ; xin giấy phép quảng cáo, Tư vấn thanh tra hậu kiểm khi doanh nghiệp bị thanh tra…

9. Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận y tế

Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận y tế khi:

  • Làm giả mạo giấy tờ có liên quan
  • Sản phẩm được cấp Giấy HC không phù hợp tiêu chuẩn, quy định đã công bố
  • Bản tự công bố hoặc bản công bố của sản phẩm xin cấp Giấy chứng nhận y tế bị thu hồi
  • Giấy HC cấp không đúng thẩm quyền

10. Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư số 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế;
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
  • Thông tư 67/2021//TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;

11. Những vướng mắc quý khách hàng hay gặp phải khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận y tế

Câu 1: Một giấy chứng nhận y tế có thể xin cấp cho nhiều sản phẩm không?

Trả lời

Trong cùng 01 lô hàng xuất khẩu gồm nhiều sản phẩm khác nhau thì có thể xin 01 Giấy chứng nhận y tế cho các sản phẩm đó với điều kiện tất cả sản phẩm thể hiện trên Giấy HC đã được cấp Phiếu kiểm nghiệm.

Câu 2: Có phải tất cả thực phẩm xuất khẩu đều cần xin giấy chứng nhận y tế không?

Trả lời

Giấy chứng nhận y tế khi xuất khẩu hàng hóa sẽ là bắt buộc nếu quốc gia nhập khẩu hàng hóa yêu cầu. Điển hình là các quốc giá như: Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. thường yêu cầu Giấy chứng nhận y tế khi nhập khẩu thực phẩm từ Việt Nam. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp có “Giấy chứng nhận y tế” sẽ là một điểm cộng đối với quá trình xuất khẩu.

Câu 3: Điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm là gì?

Trả lời

Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép Hộ Kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với sản phẩm:

  • Sản phẩm thực phẩm đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam.
  • Sản phẩm thực phẩm phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Câu 4: Có thể nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận y tế bằng những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định về trình tự cấp Giấy HC thì doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện đến Cục An toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế hệ thống online của Cục An toàn thực phẩm đã cho phép nộp hồ sơ online để giảm chi phí và thời gian di chuyển cho doanh nghiệp. Nên việc nộp hồ sơ online sẽ là phương thức được ưu tiên xử lý.

Câu 5: Làm thế nào để xin Giấy chứng nhận y tế online? Trình tự thủ tục cụ thể như thế nào?

Bước 1: Truy cập vào https://nghidinh15.vfa.gov.vn hệ thống cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y Tế để đăng ký tài khoản của công ty.

Bước 2: Sau khi đăng ký xong tài khoản thì tổ chức tiến hành up và đính kèm hồ sơ lên hệ thống cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm.

Bước 3: Sau khi hoàn tất thì thanh toán phí và nộp hồ sơ đến Cục an toàn thực phẩm

Bước 4: Tiếp nhận và chờ xử lý. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ được cấp giấy chứng nhận y tế theo biểu mẫu mới năm 2021 trên hệ thống Cục an toàn thực phẩm.

Bước 5: Nếu hồ sơ chưa được xét duyệt do bị thiếu sót về thủ tục thì sẽ ra công văn yêu cầu bổ sung. Sau khi bổ sung sẽ nộp hồ sơ lại đến Cục an toàn thực phẩm và chờ xét duyệt.

Việc xin giấy chứng nhận y tế (HC – Health Certificate) không chỉ đơn thuần là một quy trình thủ tục, mà còn là bước quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Apexlaw Việt Nam hy vọng thông qua bài viết, sẽ giúp Quý khách hàng có những thông tin bổ ích trong quá trình kinh doanh.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335