Chứng Nhận Hợp Quy

5/5 - (1 bình chọn)
Chứng nhận hợp chuẩn

Tư Vấn Chứng Nhận Hợp Chuẩn, Hợp Quy Sản Phẩm

Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người tiêu dùng, nhà nước luôn nỗ lực đưa ra các cơ chế để bảo đảm về chất lượng hàng hóa. Việc  đưa  ra những quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng đối với một số mặt hàng trước khi đưa ra thị trường chính là giải pháp thể hiện sự nỗ lực đó. Ở bài viết này, Apexlaw Việt Nam sẽ đưa ra cho Quý khách hàng cái nhìn tổng quan về Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm.

1. Chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy là gì?

Đối với một số hàng hóa, nhà nước sẽ đặt ra các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng để xác định mức độ phù hợp của hàng hóa. Quy chuẩn/Tiêu chuẩn được đặt ra cho một nhóm sản phẩm, hàng hóa hoặc cho một nhóm ngành nghề nhất định để quy định về giới hạn của các tiêu chí kỹ thuật hay các yêu cầu cụ thể về mức an toàn đối với hàng hóa.

Việc chứng nhận hợp chuẩn/ hợp quy là hoạt động của tổ chức chứng nhận có thẩm quyền, nhằm xác định và đánh giá mức độ phù hợp đó.

Đối tượng của chứng nhận có thể là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường (sau đây gọi tắt là sản phẩm).

2.  Chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy có bắt buộc không?.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm không phải là hoạt động bắt buộc đối với toàn bộ các sản phẩm khi muốn kinh doanh và đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, đối với các loại sản phẩm thuộc đối tượng của công bố hợp quy, có các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm là BẮT BUỘC.

Khác biệt so với chứng nhận hợp quy sản phẩm, chứng nhận hợp chuẩn không phải là hoạt động bắt buộc mà dựa trên sự tự nguyện của doanh nghiệp. Dù vậy, trong một số trường hợp, theo yêu cầu của khách hàng, đối tác thì doanh nghiệp vẫn sẽ phải thực hiện nội dung này.

Từ các nội dung trên, có thể thấy chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy có 2 khác biệt cơ bản như sau:

Về căn cứ áp dụng

  • Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm: dựa trên các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở,…
  • Chứng nhận hợp quy sản phẩm: dựa trên quy chuẩn quốc gia (QCVN).

Về phạm vi áp dụng

  • Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm: tự nguyện.
  • Chứng nhận hợp quy sản phẩm: bắt buộc.

3. Lợi ích của chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm.

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn khi cung cấp cho người tiêu dùng.
  • Là điều kiện đủ để được kinh doanh một số nhóm sản phẩm nhất định trên thị trường (chứng nhận hợp quy).
  • Chứng minh với người tiêu dùng về việc sản phẩm an toàn và đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn được đặt ra cho sản phẩm đó. Từ đó, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng để tạo nên vị thế trong thị trường kinh doanh.
  • Kiểm soát được chất lượng sản xuất và duy trì sự ổn định về chất lượng sản phẩm.
  • Căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất, hoạt động nghiên cứu để cải tiến chất lượng sản phẩm.
  • Tối ưu hóa các chi phí và hạn chế rủi ro do việc xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm gây ra.
  • Một trong những phương thức quảng cáo sản phẩm hiệu quả, giúp tăng doanh thu và phát triển doanh nghiệp.

4. Các phương thức chứng nhận hợp quy sản phẩm

  • Phương thức 1: Thử nghiệm trên mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: Thử nghiệm trên mẫu điển hình và đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: Thử nghiệm ở trên mẫu và đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp tại chính nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
  • Phương thức 4: Thử nghiệm trên mẫu và thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp tại nơi sản xuất và ở trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: Thử nghiệm trên mẫu điển hình và thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả sản phẩm, hàng hóa.

Hiện tại các đơn vị thực hiện chứng nhận tại Việt Nam chủ yếu thực hiện theo phương thức 5 (áp dụng cho sản phẩm sản xuất trong nước) và phương thức 7 (áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu).

5. Danh mục  sản phẩm phải chứng nhận hợp quy sản phẩm.

STTDanh mục sản phẩmVăn bản quy định
1.    Thuốc láVăn bản hợp nhất số 11/VBHN-BYT hợp nhất Thông tư quy định về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá
2.    Danh sách sản phẩm quy định tại Phụ lục IThông tư số 04/2023/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông
3.    Giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng
4.    Danh sách sản phẩm quy định tại Phụ lụcThông tư số 41/2023/TT-BCT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc Bộ Công Thương
5.    Danh mục sản phẩm quy định tại Phụ lụcThông tư số 12/2022/TT-BGTVT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc Bộ Giao thông vận tải
6.    Danh mục sản phẩm quy định tại Phụ lụcThông tư số 16/2021/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7.    Danh mục sản phẩm nhóm 2Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN về quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN 2022 công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Danh sách trên là một số sản phẩm thực hiện hợp quy theo quy định và danh sách sẽ có sự cập nhật, thay đổi theo quy định tại từng thời điểm.

6. Các câu hỏi thường gặp

Câu 1: Thời hạn của giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm được xác định như thế nào?

Trả lời

Ở phạm vi bài viết này, Apexlaw Việt Nam sẽ chỉ đề cập đến thời hạn chứng nhận hợp quy sản phẩm của 2 phương thức phổ biến được thực hiện hiện nay là phương thức 5 và phương thức 7:

  • Phương thức 5: Hiệu lực tối đa 03 năm, trên cơ sở giám sát định kỳ hàng năm.
  • Phương thức 7: Chỉ có giá trị đối với lô hàng hóa đã xin chứng nhận.

Câu 2: Trong trường hợp thuộc đối tượng phải chứng nhận hợp quy sản phẩm nhưng không thực hiện thì mức xử phạt như thế nào?

Trả lời

Mức phạt trong trường hợp thuộc đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng mà không thực hiện thì sẽ bị Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (căn cứ Điểm b Khoản 33 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).

Câu 3: Sau khi chứng nhận hợp quy sản phẩm, có quy định về việc phải sử dụng dấu hợp quy thế nào không?

Trả lời

Việc sử dụng dấu hợp quy được quy định như sau:

1. Hình dạng, kích thước của dấu hợp quy được quy định như sau:

Chú thích:

H = 1,5 a

h = 0,5 H

C = 7,5 H

Dấu hợp quy có thể phóng to hoặc thu nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng tỉ lệ và kích thước cơ bản trên. Dấu phải dễ nhận biết được bằng việc nhìn thông thường.

Chứng nhận hợp quy Cấp giấy chứng nhận hợp quy

2. Vị trí của dấu hợp quy: trực tiếp trên sản phẩm/ trên bao bì/ tài liệu kỹ thuật/ nhãn gắn trên sản phẩm. Đảm bảo phải ở vị trí dễ nhận biết, dễ đọc.

3. Đảm bảo dấu được gắn không thể bóc ra gắn lại hoặc dễ dàng tẩy xóa.

4. Thiết kế: cùng màu, dễ nhận biết.

Việc làm chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đòi hỏi bạn phải thực hiện các bước cần thiết để chắc chắn rằng sản phẩm của mình đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn hay môi trường cần thiết giúp bảo vệ người sử dụng sản phẩm. Apexlaw Việt Nam tin rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho Quý khách hàng. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Apexlaw Việt Nam để có được sự phản hồi sớm nhất.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335