Khi Quý khách hàng muốn kinh doanh thức ăn cho động vật trên thị trường thì phải thực hiện Thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi. Việc công bố thức ăn chăn nuôi sẽ giúp khách hàng kinh doanh sản phẩm đúng quy định pháp luật, xây dựng hình ảnh thương hiệu chất lượng đến người tiêu dùng.
Hiểu được mong muốn của Quý khách hàng, Apexlaw Việt Nam hướng dẫn quý khách hàng quy trình thực hiện Thủ Tục Công bố thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật cập nhật mới nhất thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần thực hiện những gì?
1.1. Thức ăn chăn nuôi là gì?
Thức ăn chăn nuôi là thức ăn dành cho vật nuôi dưới dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, cụ thể:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là tổng hợp các nguyên liệu được chế biến, phối hợp, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đủ để duy trì hoạt động sống cùng khả năng sản xuất của các vật nuôi theo từng thời điểm phát triển hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ thức ăn nào khác ngoài nước uống.
Ví dụ: hạt thức ăn cho chó mèo, cám cò, cám lợn
- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp bao gồm các nguyên liệu thức ăn có những hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của các vật nuôi và sẽ được dùng để phối hợp-chế biến với các nguyên liệu khác để tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn bổ sung chỉ là nguyên liệu đơn hoặc là một hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn được đưa thêm vào khẩu phần ăn giúp cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; từ đó duy trì hoặc góp phần cải thiện các đặc tính của thức ăn chăn nuôi; đồng thời cải thiện sức khỏe của vật nuôi, và các đặc tính có lợi của sản phẩm chăn nuôi.
Ví dụ: xương ăn vặt cho chó, bánh quy cho mèo, súp thưởng cho chó,…
- Thức ăn truyền thống chính là các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản được chế biến và sử dụng phổ biến dựa theo các tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, cám, ngô, gạo, khoai, sắn, bã bia bã rượu, bã sắn, bã dứa, rơm, cỏ, tôm, rỉ mật đường, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
1.2. Cần làm gì khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Căn cứ theo Điều 32 Luật Chăn nuôi 2018, thức ăn chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường cần:
- Thực hiện Công bố hợp quy và Công bố tiêu chuẩn áp dụng cùng quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm;
- Chất lượng cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Các sản phẩm cần được sản xuất trong các cơ sở có đầy đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Cơ sở kinh doanh cần Công bố thông tin của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Các thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi
Tùy loại thức ăn sẽ cần làm thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi trên thị trường khác nhau, cụ thể:
- Thủ tục tự công bố thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc tại Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thủ tục công bố thức ăn bổ sung tại Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thức ăn truyền thống không cần làm thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi.
2. Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam được quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BNNPTNT:
- Thức ăn có nguồn gốc thực vật: thức ăn thô (cỏ, rơm,…), các loại củ (khoai tây, khoai môn,..), lúa mì, thóc, ngô,…
- Thức ăn có nguồn gốc động vật: bột cá, bột cua, bột thịt, bột gia cầm,…
- Sữa và sản phẩm từ sữa: bột sữa gầy, sữa nguyên bơ,…
- Sản phẩm dầu, mỡ: dầu, mỡ, dầu cá,…
- Thức ăn chăn nuôi được làm từ sản phẩm nguyên liệu đơn: Axit amin, Vitamin, khoáng,…
Cách tra cứu danh mục thức ăn chăn nuôi
- Truy cập đường link: https://dvccn.mard.gov.vn/sites/ccn/tra-cuu-danh-muc/Pages/danh-muc-dien-tu-v2.aspx
- Nhập thông tin sản phẩm tìm kiếm
=> Xem thêm: Thủ tục Tự công bố Thực phẩm – Tại đây
3. Danh mục hồ sơ trong thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi
3.1. Tự công bố thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
STT | Tên hồ sơ | Số lượng | Yêu cầu | Lưu ý |
1. | Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS | 01 | Hợp pháp hóa lãnh sự – Dịch thuật công chứng | Đối với sản phẩm nhập khẩu |
2. | Một trong các giấy tờ sau:
| 01 | Dịch thuật công chứng đối với tài liệu nước ngoài | |
3. | Hợp đồng thuê hoặc gia công thức ăn chăn nuôi trong trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã xin và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (nếu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi) | 01 | Bản sao công chứng | |
4. | Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp, bao gồm:
| 01 | Dịch thuật công chứng | Đối với sản phẩm nhập khẩu |
5. | Phiếu kiểm nghiệm | 01 | Dịch thuật công chứng đối với tài liệu nước ngoài | |
6. | Mẫu sản phẩm | 02 | ||
7. | Bản tiêu chuẩn công bố | 01 | Apexlaw Việt Nam soạn | |
8. | Nhãn phụ sản phẩm | 01 | Apexlaw Việt Nam soạn |
3.2. Công bố thức ăn bổ sung
STT | Tên hồ sơ | Số lượng | Yêu cầu | Lưu ý |
1. | Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm | 01 | Apexlaw Việt Nam soạn | |
2. | Bản tiêu chuẩn công bố | 01 | Apexlaw Việt Nam soạn | |
3. | Nhãn phụ sản phẩm | 01 | Apexlaw Việt Nam soạn | |
4. | Mẫu sản phẩm | 02 | ||
5. | Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS do nước xuất xứ cấp | 01 | Hợp pháp hóa lãnh sự Dịch thuật công chứng | Đối với sản phẩm nhập khẩu |
6. | Một trong các giấy tờ sau:
| 01 | Dịch thuật công chứng đối với tài liệu nước ngoài | |
7. | Hợp đồng thuê hoặc gia công thức ăn chăn nuôi trong trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã xin và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (nếu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi) | 01 | ||
8. | Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp, bao gồm:
| 01 | Dịch thuật công chứng | Đối với sản phẩm nhập khẩu |
9. | Kết quả thử nghiệm do nhà sản xuất cung cấp. | 01 | Dịch thuật công chứng đối với tài liệu nước ngoài |
4. Yêu cầu về ngành nghề kinh doanh liên quan đến thức ăn chăn nuôi
Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thức ăn chăn nuôi:
Ví dụ:
- 0141: Ngành nghề Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò;
- 0144: Ngành nghề Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, hươu, cừu, nai;
- 0145: Ngành nghề Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn;
- 0146: Ngành nghề Chăn nuôi gia cầm;
- 0149: Ngành nghề Chăn nuôi khác.
5. Thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi
Nội dung | Tự công bố thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc | Công bố thức ăn bổ sung |
Quy trình thực hiện |
|
|
Thời gian | 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. | 50 – 60 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật, lễ, tết…) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với thức ăn bổ sung. |
Hiệu lực | Vĩnh viễn Sau khi công bố thông tin lên Hệ thống dịch vụ công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi, doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin và đảm bảo nhập khẩu đúng mặt hàng đã công bố. | 05 năm Trong thời gian 06 tháng trước khi hết hạn lưu hành, tổ chức, cá nhân nếu muốn tiếp tục kinh doanh sản phẩm sẽ phải thực hiện công bố lại. |
Thẩm quyền | Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
6. Chế tài xử phạt trong thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Căn cứ theo Khoản 3 Điều 14);
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trừ trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, khảo nghiệm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền trên là mức phạt tiền được áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
7. Các thủ tục cần thực hiện sau công bố thức ăn chăn nuôi
7.1. Thủ tục cần thực hiện sau khi công bố thức ăn bổ sung
- Công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung trong thời gian 06 tháng trước khi hết hạn lưu hành (5 năm);
- Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn bổ sung.
Về tên, địa chỉ, số fax, số điện thoại, địa chỉ email của tổ chức, cá nhân đăng ký, quy cách bao gói sản phẩm thì cá nhân, tổ chức tự thực hiện thay đổi thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, ký hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng, dạng, màu sắc sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7.2. Thủ tục cần thực hiện sau khi tự công bố thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
Thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
a) Trường hợp có nhu cầu thay đổi về chất lượng sản phẩm, địa chỉ cơ sở sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại thông tin sản phẩm;
b) Trường hợp thay đổi thông tin khác thì tổ chức, cá nhân tự thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Apexlaw Việt Nam hỗ trợ Quý khách hàng công bố thức ăn chăn nuôi
- Tư vấn phân loại thức ăn chăn nuôi và thủ tục pháp lý liên quan đến kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
- Hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
- Soạn và gửi Quý khách hàng lưu trữ 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh;
- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước;
- Bàn giao kết quả công bố và hướng dẫn Quý khách hàng tra cứu thông tin hồ sơ được công bố;
- Đồng hành cùng Quý khách hàng trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp, tư vấn các thủ tục sau công bố cho quý khách.
9. Quy định pháp luật về thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi
- Luật Chăn nuôi 2018;
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP ban hành ngày 21/01/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
- Nghị định 14/2021/NĐ-CP ban hành ngày 01/03/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
- Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/11/2019 hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.
10. Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi
Câu 1: Thức ăn chăn nuôi không làm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có làm thủ tục quảng cáo được không?
Trả lời
Căn cứ theo Điều 47 Luật chăn nuôi 2018, khi quảng cáo thức ăn chăn nuôi cần đảm bảo:
- Quý khách hàng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
- Nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải đúng với thông tin đã công bố trên Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn.
Như vậy, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm và thức ăn bổ sung trước khi làm thủ tục quảng cáo cần công bố thông tin trên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Còn thức ăn truyền thống như cỏ, rơm, … thì không cần làm công bố khi quảng cáo. Tuy nhiên, thường thì không ai làm thủ tục quảng cáo cho thức ăn truyền thống của động vật.
Câu 2: Khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần lưu ý gì?
Trả lời
Căn cứ Điều 41 Luật Chăn nuôi 2018 thì khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần:
- Thức ăn phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Chăn nuôi 2018;
- Doanh nghiệp nhập khẩu phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu của Nhà sản xuất;
- Doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Câu 3: Có quy định gì về chỉ tiêu thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, đậm đặc không?
Trả lời
Chỉ tiêu về chất lượng thức ăn chăn nuôi đậm đặc, hỗn hợp hoàn chỉnh được quy định tại Phụ lục I Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/11/2019 , cụ thể như sau:
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị áp dụng | Hình thức công bố |
1 | Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc | – | Mô tả |
2 | Độ ẩm | % | Không lớn hơn |
3 | Protein thô | % | Không nhỏ hơn |
4 | Năng lượng trao đổi (ME) | Kcal/kg | Không nhỏ hơn |
5 | Xơ thô | % | Không lớn hơn |
6 | Canxi | % | Trong khoảng |
7 | Phốt pho tổng số | % | Trong khoảng |
8 | Lysine tổng số | % | Không nhỏ hơn |
9 | Methionine + Cystine tổng số* | % | Không nhỏ hơn |
10 | Threonine tổng số | % | Không nhỏ hơn |
11 | Khoáng tổng số | % | Không lớn hơn |
12 | Cát sạn (chất khoáng không thể tan trong axit clohydric) | % | Không lớn hơn |
13 | Côn trùng sống | – | Không có |
Câu 4: Có quy định gì về chỉ tiêu thức ăn bổ sung không?
Trả lời
Căn cứ Phụ lục I Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, chỉ tiêu về chất lượng của thức ăn chăn nuôi bổ sung dạng hỗn hợp như sau:
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị áp dung | Hình thức công bố |
1 | Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc | – | Mô tả |
2 | Hàm lượng nước hoặc độ ẩm | % | Không lớn hơn |
3 | Chỉ tiêu chất lượng quyết định bản chất và công dụng sản phẩm* | Khối lượng hoặc Khối lượng/thể tích | Không nhỏ hơn hoặc không lớn hơn hoặc trong khoảng |
4 | Nguyên tố khoáng đơn (nếu có) | Khối lượng/khối lượng hoặc khối lượng/thể tích | Trong khoảng |
6 | Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric) | % | Không lớn hơn |
Câu 5: Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có cần công bố thông tin thức ăn được sản xuất không?
Trả lời
Bước đầu tiên để được sản xuất thức ăn chăn nuôi là phải công bố thông tin thức ăn trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu không thực hiện công bố trước khi sản xuất sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP:
- Xử phạt hành chính từ 20 triệu đến 30 triệu đồng;
- Đình chỉ hoạt động sản xuất từ 01 đến 03 tháng;
- Buộc thu hồi và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được bán ra ngoài thị trường.
Câu 6: Trong kinh doanh lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, những hành vi nào bị tính là vi phạm pháp luật?
Trả lời
Căn cứ Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, các hành vi vi phạm trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Không công bố tiêu chuẩn chất lượng;
- Không thực hiện quá trình khảo nghiệm trước thức ăn khi đưa vào kinh doanh, sử dụng;
- Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả; không đảm bảo chất lượng; không đúng tiêu chuẩn đã công bố; hoặc đã hết thời hạn sử dụng;
- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi hiện tại không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc được đề cập trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã ban hành;
- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Quảng cáo, kinh doanh thức ăn chăn nuôi chưa được công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn;
- Quảng cáo sai lệch sự thật về nguồn gốc, chất lượng và xuất xứ của thức ăn chăn nuôi.
Câu 7: Để kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng yêu cầu gì
Trả lời
Theo quy định tại Điều 32 Luật Chăn nuôi 2018 thì thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi kinh doanh trên thị trường cần:
- Công bố quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm;
- Chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Sản xuất tại những cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn;
- Có tài liệu hoặc nhãn kèm theo thức ăn chăn nuôi.
Câu 8: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Trả lời
Căn cứ Điều 39 Luật Chăn nuôi 2018 thì:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không phải thức ăn bổ sung trên địa bàn.
Câu 9: Nhãn thức ăn chăn nuôi cần thể hiện những nội dung gì?
Trả lời
Nội dung trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục II Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
TÊN CỦA SẢN PHẨM TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có) Định lượng: Số tiêu chuẩn công bố: Ngày sản xuất: Hạn sử dụng: Hướng dẫn bảo quản: Tên, số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm). | CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG HOẶC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG …….. NGUYÊN LIỆU (Ghi tên các loại nguyên liệu của sản phẩm) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG |
- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, doanh nghiệp có thể ghi thêm các nội dung khác như: Công dụng, lô sản xuất, mã số của sản phẩm, ảnh minh họa,…, nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa;
- Thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn cần thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
- Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, việc ghi nhãn phụ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Câu 10: Doanh nghiệp có được thay đổi thông tin trên nhãn sản phẩm thức ăn bổ sung đã được công bố không?
Trả lời
Căn cứ theo Điều 35 Luật Chăn nuôi 2018 thì:
- Thay đổi thông tin về: tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cá nhân, công ty đăng ký, quy cách bao gói sản phẩm thì cá nhân, công ty tự thực hiện thay đổi thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thay đổi thông tin về: tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, ký hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng, dạng, màu sắc sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng sản phẩm thì công ty, cá nhân phải đề nghị thay đổi thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nếu thay đổi thông tin trên nhãn sản phẩm thức ăn bổ sung mà không thực hiện công bố thay đổi lại thì cơ sở công bố sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
Tạo nền tảng pháp lý vững chắc để khách hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi là sứ mệnh của Apexlaw Việt Nam. Đồng hành cùng các quy định và sự minh bạch, Apexlaw Việt Nam cam kết hỗ trợ Quý khách hàng tự tin đưa sản phẩm của mình đến với thị trường.
Bài viết Thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đã gửi đến Quý khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi. Nếu còn vướng mắc gì, hãy gửi phản hồi cho Apexlaw Việt Nam. Nhận được phản hồi của các bạn là Vinh hạnh của Apexlaw Việt Nam.