Để nhập khẩu hay kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam, trước tiên doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Công bố thực phẩm chức năng.
Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về công bố thực phẩm chức năng thì mới có thể tiến hành nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu trong thời gian nhanh nhất. Do đó, Apexlaw Việt Nam sẽ hướng dẫn Quý khách thực hiện công bố thực phẩm chức năng mới nhất thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
1. Công bố thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là thực phẩm có tác dụng bổ trợ cho cơ thể với các khoảng chất, vitamin thiết yếu, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức để kháng cho cơ thể. Thực phẩm chức năng giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết ngăn chặn sự thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn không đầy đủ, hồ sơ sự phát triển và tăng trưởng ở con người.
Thực phẩm chức năng có 03 loại chính:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thực phẩm dinh dưỡng y học;
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng là thủ tục mà cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện để sản phẩm có thể lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Cơ quan có thẩm quyền công bố thực phẩm chức năng
Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y tế là tổ chức có thẩm quyền thực hiện Công bố thực phẩm chức năng theo quy định Pháp luật mới nhất
3. Điều kiện để thực hiện thủ tục Công bố thực phẩm chức năng
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường khi đăng ký phải có mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng. (Mã ngành nghề: 4632, 8299, 1079);
- Sản phẩm Công bố không có chứa chất cấm, chất vượt quá % hàm lượng, nồng độ giới hạn theo quy định của Việt Nam và mục đích sử dụng của sản phẩm phải đáp ứng quy định của Cục về an toàn thực phẩm.
4. Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị để công bố thực phẩm chức năng
1. Giấy đăng ký kinh doanh (01 bản Scan bản gốc)
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Phải hợp pháp hóa lãnh sự (01 Scan bản gốc Đối với TPCN nhập khẩu)
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu (GMP) (01 bản Scan bản gốc)
4. Bản tiêu chuẩn sản phẩm (Nhà sản xuất cung cấp) (01 bản Scan bản gốc)
5. Tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm – Dịch thuật công chứng (01 bản Scan bản gốc)
6. Mẫu sản phẩm (01 mẫu)
5. Trình tự công bố thực phẩm chức năng
Bước 1: Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản doanh nghiệp tại website của Cục An toàn thực phẩm: http://nghidinh15.vfa.gov.vn/
Bước 2: Nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đã hoàn thiện tại website của Cục an toàn thực phẩm.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân theo dõi hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống đã đăng ký.
Xem thêm Dịch vụ công bố Mỹ phẩm nhập khẩu mới nhất TẠI ĐÂY
6. Lệ phí công bố thực phẩm chức năng
Theo quy định mới nhất, Lệ phí thực hiện công bố thực phẩm chức năng là 1.500.000 VND/01 sản phẩm
7. Hiệu lực công bố của thực phẩm chức năng
Giấy phép có hiệu lực vĩnh viễn (Trường hợp khách hàng có sự thay đổi về: Bản chất sản phẩm, thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng ….) thì phải làm công bố mới.
8. Công bố thực phẩm chức năng tại Apexlaw Việt Nam
- Tư vấn pháp lý chung và công bố thực phẩm chức năng tại Việt Nam, lưu thông hàng hóa trên thị trường;
- Đại diện doanh nghiệp lập tài khoản nộp hồ sơ online tại website của Cục An toàn thực phẩm;
- Kiểm tra và đánh giá giấy tờ pháp lý: Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( CFS), giấy chứng nhận sản xuất (GMP), Nhãn gốc sản phẩm;
- Tư vấn xây dựng nhãn sản phẩm ( đối với sản phẩm sản xuất trong nước), công dụng, đối tượng sản phẩm ( đối với sản phẩm nhật khẩu) ;
- Tư vấn xây dựng bộ chỉ tiêu kiểm nghiệm và kiểm nghiệm sản phẩm;
- Soạn 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định;
- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi, giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả bản cứng công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được cấp hợp pháp;
- Bàn giao kết quả công bố cho khách hàng, bao gồm:
– Kiểm nghiệm gốc và hóa đơn đỏ từ Trung tâm kiểm nghiệm;
– Tài khoản trên website Cục an toàn thực phẩm;
– Kết quả công bố
- Sau khi công bố, Apexlaw Việt Nam đồng hành cùng Quý khách: Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan như: thủ tục hải quan, các dán nhãn phụ sản phẩm, mức thuế cho từng nhóm sản phẩm riêng,… Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu của thiết kế vỏ hộp; Hỗ trợ dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, xin cấp mã số mã vạch cho sản phẩm.
9. Mẫu kết quả công bố thực phẩm chức năng ( 04 mẫu đính kèm)
10. Xử lý hành vi vi phạm trong công bố thực phẩm chức năng
Phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Không thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng;
- Không thực hiện thủ tục công bố lại hoặc không thông báo đến Cục An toàn thực phẩm khi có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần của sản phẩm;
- Nhãn thực phẩm chức năng không ghi đúng các nội dung bắt buộc theo quy định pháp luật hoặc có hình ảnh, chữ viết,…không đúng sự thật.
- Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu hình phạt bổ sung như sau:
- Đình chỉ hoạt động;
- Thu hồi, tiêu hủy sản phẩm hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
11. Cơ sở pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa;
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
- Thông tư 67/2021//TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số câu hỏi thường gặp khi công bố thực phẩm chức năng
Câu hỏi 1: Tôi dự định nhập khẩu thực phẩm chức năng Collagen làm đẹp da, tôi cần phải lưu ý những nội dung nào?
Trả lời
Thứ nhất, Giấy đăng ký kinh doanh phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Thứ hai, Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp, và có hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là nội dung trên CFS phải chuẩn và tên sản phẩm trên CFS và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.
Thứ ba, Tài liệu chứng minh công dụng. Tài liệu này không phải là bản catalogue giới thiệu sản phẩm mà phải là tài liệu khoa học có sự nghiên cứu, được công nhận chứng minh về công dụng của sản phẩm, về thành phần nào trong sản phẩm mang lại công dụng đó.
Câu hỏi 2: Nếu tôi bán thực phẩm chức năng chưa đăng ký công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Cá nhân không đăng ký công bố thực phẩm chức năng bị xử phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đồng, tổ chức bị xử phạt từ 80 triệu đến 100 triệu đồng (xử phạt gấp 02 so với cá nhân).
Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn bị đình chỉ một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu trong thời gian từ 01 đến 03 tháng; bị thu hồi hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm chức năng vi phạm.
Câu hỏi 3: Hai công ty cùng công bố 01 sản phẩm thực phẩm chức năng giống nhau được không?
Trả lời
Doanh nghiệp được phép công bố và phân phối cùng 01 sản phẩm thực phẩm chức trên thị trường Việt Nam nếu sản phẩm đó chưa được đăng ký bán độc quyền tại Việt Nam
Câu hỏi 4: Bán thực phẩm chức năng giả nhưng không biết đó là sản phẩm giá có bị xử phạt không?
Trả lời
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về “Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa” thì hành vi buôn bán thực phẩm chức năng giả sẽ bị phạt mức thấp nhất là xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 3 triệu đồng với trường hợp hàng giả tương đương với hàng thật trị giá dưới 3 triệu đồng và mức phạt cao nhất là xử phạt hành chính từ 30 triệu đến 50 triệu đồng với trường hợp hàng giả tương đương với hàng thật trị giá từ 30 triệu đồng hoặc hơn 50 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chứng minh được việc bán thực phẩm chức năng giả là do bên sản xuất và bên cung cấp sản phẩm có hành vi lừa dối, cố tình che giấu về việc thực phẩm chức năng giả thì sẽ không bị xử lý vi phạm.
Câu hỏi 5: Tôi có thể tra cứu Kết quả công bố thực phẩm chức năng ở đâu?
Trả lời
Hướng dẫn tra cứu số công bố thực phẩm chức năng:
Kết quả công bố thực phẩm chức năng sẽ được cơ quan chức năng đăng tải trên website của hệ thống Cục An Toàn Thực phẩm.
- Đối với các thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) được cấp số công bố từ ngày 10/08/2018 đến nay
Bước 1: Truy cập trang https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
Bước 2: Chọn mục Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành nhập tên Doanh nghiệp, tên sản phẩm, số công bố và chọn nhóm sản phẩm “Bảo vệ sức khỏe” và nhấn Tìm kiếm
Bước 4: Kiểm tra thông tin, số công bố sản phẩm đã được công khai. Doanh nghiệp có thể tải về và in ra thành bản cứng khi có nhu cầu.
- Đối với các thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) được cấp số công bố từ trước ngày 10/08/2018:
Bước 1: Truy cập trang: http://congbosanpham.vfa.gov.vn/HomePage.do
Bước 2: Chọn mục Tra cứu
Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành điền các thông tin về doanh nghiệp, tên sản phẩm, số công bố của sản phẩm cần tìm và tìm kiếm.
Bước 4: Kiểm tra thông tin, số công bố sản phẩm đã được công khai. Doanh nghiệp có thể tải về và in ra thành bản cứng khi có nhu cầu.
Thực hiện công bố thực phẩm chức năng là một quá trình quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường một cách công bằng và minh bạch.
Apexlaw Việt Nam hy vọng với kinh nghiệm và sự tận tâm của mình sẽ giúp khách hàng tiến hành thủ tục nhanh chóng, đúng quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ chi tiết nhất. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý khách hàng.