Nội Dung Bài Viết
Đảm bảo phúc lợi động vật: Sản phẩm chăn nuôi đủ điều kiện xuất khẩu tới nhiều thị trường
Hiện nay, khái niệm Phúc lợi động vật vẫn còn xa lạ đối với người dân đặc biệt là đối với những người đang thực hiện công việc chăn nuôi. Người chăn nuôi vẫn chưa nắm rõ được tầm quan trọng của Phúc lợi động vật đối với việc tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Trong bài viết này, Apexlaw Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin liên quan đến: “Đảm bảo phúc lợi động vật – Sản phẩm chăn nuôi đạt đủ điều kiện xuất khẩu tới nhiều thị trường”.
1. Khái niệm phúc lợi động vật
Ở nước Anh và một số quốc gia trên Thế giới, đảm bảo phúc lợi động vật là đảm bảo 5 nội dung cơ bản được gọi là “5 tự do” cho vật nuôi bao gồm:
- Không bị đói khát
- Không bị ức chế
- Không chịu đau đớn, bệnh tật và thương tích
- Được thể hiện tập tính
- Không bị căng thẳng và sợ hãi
Ở Việt Nam, đảm bảo phúc lợi động vật là đối xử nhân đạo với vật nuôi. Điều 69 đến 72 của Luật Chăn nuôi 2018 có đưa ra các quy định nhằm đảm bảo vật nuôi không bị căng thẳng, đói, khát, sợ hãi và đặc biệt là sẽ không bị đối xử thô bảo trong các hoạt động chăn nuôi, tiêu thụ, giết mổ, nghiên cứu khoa học cũng như biểu diễn nghệ thuật. Thực hiện quy định về đối xử nhân đạo đối với vật nuôi cần cân bằng với các hoạt động về tôn giáo, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
2. Mức độ tiếp cận với “Phúc lợi động vật” ở Việt Nam
Có thể thấy, tuy phúc lợi động vật từ chăn nuôi đã có các quy định trong luật từ luật Thú Y năm 2015 hay gần hơn là Luật chăn nuôi 2018 nhưng đến nay vẫn còn khá mới mẻ với người dân.
Hiện nay, không phải người dân nào đang thực hiện công việc chăn nuôi cũng hiểu được khái niệm này. Tuy nhiên nó lại là nhân tố đặc biệt quan trọng để góp phần phát triển chăn nuôi một cách bền vững.
Để những sản phẩm từ gia cầm, gia xúc không còn tồn dư các chất kháng sinh, không chứa các chất tăng trưởng, cần tạo cho vật nuôi một môi trường sống được giải phóng khỏi lồng nuôi, thay vào đó, được sống trong môi trường hoàn toàn tự do đúng với tập tính của nó.
Công bố thức ăn chăn nuôi – Chi tiết tại đây
3. Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
Việc áp dụng phúc lợi động vật không làm ảnh hưởng nhiều đến chi phí chăn nuôi.
Đã có những đánh giá cho rằng nuôi lợn nái theo phúc lợi động vật, tức vẫn cần đảm bảo công tác an toàn dịch bệnh, không để dịch bệnh được xâm nhập từ bên ngoài vào trong khu vực chăn nuôi, đảm bảo vắcxin phòng bệnh, dinh dưỡng thì cho ra hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với việc chăn nuôi theo kiểu nuôi nhốt.
Hiện nay, có những trang trại trứng gia cầm của Việt Nam đã sản xuất được các loại trứng gia cầm có tính bền vững cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm có thể gắn với nhân đạo và đủ khả năng xuất khẩu sang những thị trường khó tính trên Thế giới.
4. Phúc lợi động vật giúp chăn nuôi bền vững hơn
Xét trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước nhà đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (từ 4,5 đến 6%/năm). Trong đó xét tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt tăng trưởng trung bình 2,7%/năm; sản lượng trứng có tốc độ tăng trưởng 7,1%/năm và sản lượng sửa tươi nguyên liệu có mức độ tăng trưởng 4,5%/năm. Tính riêng năm 2023, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức độ tăng trưởng có thể đạt tới 5,72%, đóng góp 26% vào GDP của ngành nông nghiệp.
Đứng trước thực trạng tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư đang ngày càng gia tăng, chúng ta cần đặt ra 1 câu hỏi: Thức ăn, thực phẩm mà con người nạp vào hằng ngày đã thực sự tốt hay chưa? Theo đó, hiện nay trước khi mua các sản phẩm từ trứng, thịt, người tiêu dùng cũng quan tâm đến thực phẩm từ những con vật nuôi được sống như thế nào.
Để đảm bảo sản phẩm từ gia cầm, gia súc không có tồn dư chất tăng trưởng, kháng sinh, việc tạo điều kiện cho vật nuôi được giải phóng hoàn toàn khỏi lồng nuôi, thay vào đó cho phép vật nuôi được sống trong một môi trường tự do giống gần nhất với tập tính của nó. Khi đó, vật nuôi sẽ hạn chế bị stress, có thể cho chất lượng trứng, thịt năng xuất hơn, chất lượng hơn.
Qua bài viết trên đây, Apexlaw Việt Nam mong rằng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin liên quan đến: “Đảm bảo phúc lợi động vật: Sản phẩm chăn nuôi đủ điều kiện xuất khẩu tới nhiều thị trường”. Nếu còn bất kì vướng mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi”.