Thủ Tục Công Bố Mỹ Phẩm Nhập Khẩu

4.4/5 - (7 bình chọn)
Hướng dẫn công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Theo quy định các tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm chỉ được phép nhập khẩu và lưu hành sản phẩm trên thị trường sau khi đã thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm và có số tiếp nhận của Cục Quản lý Dược. Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý các giấy phép cho việc nhập khẩu mỹ phẩm, Apexlaw Việt Nam gửi tới quý khách hàng thông tin chi tiết, quy trình thực hiện,  các lưu ý quan trọng về Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu qua bài viết dưới đây. 

1. Sản phẩm mỹ phẩm là gì?

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người như: da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi, cơ quan sinh dục ngoài hoặc răng và niêm mạc miệng. Mục đích: để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. 

Danh sách các sản phẩm mỹ phẩm phải Thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm tại Việt Nam khi nhập khẩu, bao gồm:

Nhóm sản phẩm làm sạch và chăm sóc

  • Sản phẩm chăm sóc da mặt (nước, dầu tẩy trang, sữa rửa mặt, nước hoa hồng, serum, tẩy da chết, xịt khoáng, mặt nạ, sản phẩm làm trắng da, sản phẩm chống nhăn da…);
  • Sản phẩm chăm sóc da body (sản phẩm làm trắng da, sản phẩm dưỡng ẩm, sản phẩm tẩy da chết…)
  • Sản phẩm tắm, gội, chăm sóc da cơ thể (Xà phòng tắm, muối tắm, sữa tắm; dầu gội, dầu xả…);
  • Sản phẩm tẩy lông, cạo râu;
  • Sản phẩm cho tóc (gel dưỡng tóc, nhuộm tóc, tạo kiểu tóc, );
  • Sản phẩm chăm sóc răng miệng ( kem đánh răng);
  • Sản phẩm chăm sóc môi (tẩy da chết môi, dưỡng môi);
  • Sản phẩm chống nắng (kem chống nắng, xịt chống nắng).
  • Sản phẩm làm sạch ( xà phòng rửa ta, xà phòng khử mùi…)
  • Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài (dung dịch vệ sinh phụ nữ, dung dịch vệ sinh nam…)

Nhóm sản phẩm trang điểm

  • Phấn trang điểm, phấn cushion, phấn nền, kem nền, phấn sau khi tắm, phấn vệ sinh;
  • Sản phẩm trang điểm cho môi (son môi, son dưỡng);
  • Các loại chì kẻ mắt, phấn mắt

Nhóm sản phẩm được dùng để chăm sóc và làm đẹp móng tay, móng chân

Nhóm sản phẩm làm thơm

  •  Nước hoa, nước thơm vệ sinh

=> Xem thêm: Sản phẩm mỹ phẩm là gì? Tại đây

2. Điều kiện thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm

  • Để kinh doanh mỹ phẩm hợp pháp trước tiên cần thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề : kinh doanh mỹ phẩm, bán buôn mỹ phẩm, bán lẻ mỹ phẩm…
  • Sau khi thành lập xong pháp nhân cần tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm (Lưu ý : thủ tục công bố mỹ phẩm phải được thực hiện trước khi hàng về Việt Nam)  

3. Cơ quan có thẩm quyền công bố mỹ phẩm nhập khẩu 

  • Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu cho tổ chức, doanh nghiệp đăng ký.
Công bố mỹ phẩm
Thay mặt thực hiện công bố mỹ phẩm nhập khẩu trên toàn quốc

4. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp khi thực hiện công bố mỹ phẩm nhập khẩu

  1. Giấy đăng ký kinh doanh (Scan màu từ bản gốc)
  2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale) (Scan màu từ bản gốc)
  3. Giấy ủy quyền của Nhà sản xuất hoặc Chủ sở hữu (LOA – Letter of Authorization) (Scan màu từ bản gốc)
  4. Thành phần sản phẩm (Ingredient) (01 Bản Excel/Word/ PDF)
  5. Nhãn sản phẩm (Label) (01 Ảnh chụp rõ nét)
  6. Mẫu sản phẩm thực tế ( Trong trường hợp chuyên viên yêu cầu đối chứng) (01 mẫu /01 sản phẩm)

5. Quy trình, thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu 

Xem Quy trình, Thủ tục Công bố Mỹ phẩm tại đây

6. Công việc Apexlaw Việt Nam hỗ trợ khách hàng

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm, gồm: Thành lập doanh nghiệp; Bảo hộ thương hiệu; Công bố mỹ phẩm nhập khẩu; Thông báo website bán hàng mỹ phẩm; Đăng ký mã số mã vạch; Tem chống hàng giả;  Xin giấy phép Quảng cáo mỹ phẩm; Giấy phép khuyến mại mỹ phẩm;
  • Cấp mẫu giấy tờ,  xây dựng, kiểm tra pháp lý các giấy tờ (CFS, LOA) của khách hàng trước khi mang đi hợp pháp hóa lãnh sự; 
  • Kiểm tra nhãn gốc sản phẩm các thông tin đã khớp với giấy tờ pháp lý chưa; 
  • Kiểm tra công thức thành phần mỹ phẩm các chất và tỉ lệ phần trăm các chất theo luật định; 
  • Soạn hồ sơ công bố mỹ phẩm đúng quy định pháp luật;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và bàn giao kết quả cho khách hàng;
  • Hỗ trợ khách hàng thủ tục sau khi công bố mỹ phẩm: Xây dựng Hồ sơ PIF (Product information file); xây dựng nhãn phụ; xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, Tư vấn thanh tra hậu kiểm khi doanh nghiệp bị thanh tra…

=> Xem thêm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS Tại đây

7. Lệ phí công bố mỹ phẩm nhập khẩu 

  • Lệ phí 500.000 VND/01 hồ sơ

8. Thời gian thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu 

  • 15 – 20 ngày làm việc ( trường hợp Quý khách hàng cần số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm gấp Apexlaw Việt Nam có thể hỗ trợ xử lý hồ sơ từ 07 – 10 ngày làm việc)

9. Hiệu lực của phiếu công bố 

  • Phiếu công bố mỹ phẩm có hiệu lực 05 năm  (khi hết hiệu lực các cá nhân, tổ chức phải thực hiện công bố lại trước thời hạn). 

10. Xử phạt với hành vi không công bố mỹ phẩm 

Căn cứ theo điều 68 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định, đối với hành vi kê khai không trung thực nội dung trên Phiếu công bố hoặc không tiến hành công bố mỹ phẩm trước khi kinh doanh trên thị trường, tổ chức, cá nhân sẽ bi phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

11. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm ngày 25 tháng 01 năm 2011;
  • Thông tư 29/2020/TT–BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
  • Thông tư 277/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
  • Công văn số 1609/QLD-MP Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
  • Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký ngày 08 tháng 3 năm 2018;
  • Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý Mỹ phẩm.

Hoạt động kinh doanh mỹ phẩm hiện nay là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Không những phái đẹp sử dụng, mà nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của phái mạnh cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo kinh doanh tuân thủ pháp luật, các tổ chức, cá nhân cần nắm rõ các quy định về giấy phép, điều kiện kinh doanh nếu không muốn bị cơ quan nhà nước kiểm tra.

Rất mong rằng những nội dung tư vấn của Apexlaw Việt Nam về Thủ tục Công bố Mỹ phẩm Nhập khẩu có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. Apexlaw Việt Nam rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

Câu hỏi 1: Tôi nhập khẩu mỹ phẩm không vì mục đích kinh doanh thì có phải làm công bố mỹ phẩm không?

Trả lời: Theo quy định, đối tượng phải thực hiện công bố mỹ phẩm là Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt thì không phải thực hiện công bố mỹ phẩm như:

  • Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng.
  • Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam có trị giá không vượt quá 2.000.000 đồng.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác.
  • Như vậy, nếu trường hợp nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh của bạn thuộc các trường hợp nêu trên thì không cần phải thực hiện công bố mỹ phẩm.

Câu hỏi 2: Trường hợp nào thì được đăng ký chung trong một phiếu công bố?

Trả lời: Các sản phẩm cùng một chủ sở hữu sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây được phép công bố trong một Phiếu công bố:

  • Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm ( Ví dụ: Bộ sản phẩm chống lão hoá, bộ sản phẩm dưỡng trắng, bộ sản phẩm cấp ẩm….) 
  • Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau, ví dụ (Son môi, chì kẻ mắt, bảng màu mắt…) 

Lưu ý:  không áp dụng đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi).

  • Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế quyết định dựa vào quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.

=> Xem thêm: Mẫu phiếu công bố mỹ phẩm – Tại đây

Câu hỏi 3: Doanh nghiệp lấy hàng mỹ phẩm nhập khẩu của nhà phân phối (không phải của chủ sở hữu hay nhà sản xuất), vậy Giấy ủy quyền (LOA) được phát hành bởi nhà phân phối ủy quyền cho doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu được không?

Trả lời: Theo Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm phải có bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của NHÀ SẢN XUẤT hoặc CHỦ SỞ HỮU sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.

Như vậy, dù có nhập khẩu thông qua nhà phân phối, doanh nghiệp vẫn bắt buộc phải liên hệ với nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu để yêu cầu nội dung về Giấy ủy quyền cho hồ sơ công bố mỹ phẩm.

Câu hỏi 4:  Khi có sự thay đổi về sản phẩm mỹ phẩm, trường hợp nào thì phải công bố mới, trường hợp nào thì được làm công văn bổ sung?

Trả lời

1. Các trường hợp phải công bố mới sản phẩm mỹ phẩm bao gồm

  • Thay đổi nhãn hàng;
  • Thay đổi tên sản phẩm;
  • Thay đổi công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
  • Thay đổi dạng sản phẩm;
  • Thay đổi mục đích sử dụng;
  • Thay đổi công thức;
  • Thay đổi nhà sản xuất hoặc đóng gói (tên và/ hoặc địa chỉ).

2.  Các trường hợp bổ sung sau công bố bao gồm:

  • Thay đổi dạng trình bày của sản phẩm;
  • Tên và/ hoặc địa chỉ của công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nhưng không thay đổi số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Tên hoặc địa chỉ của công ty nhập khẩu;
  • Thay đổi người đại diện cho công ty;
  • Thay đổi kích cỡ bao gói, chất liệu bao bì, nhãn sản phẩm.

Như vậy, khi có sự thay đổi về sản phẩm mỹ phẩm, doanh nghiệp nên xác định rõ ràng các trường hợp phải công bố mới hoặc bổ sung sau công bố để có thể tiến hành các thủ tục pháp lý phù hợp. Quý khách hàng có thể liên hệ  Apexlaw Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Câu hỏi 5: Sản phẩm kem đánh răng có phải là sản phẩm mỹ phẩm không?

Trả lời: Theo Điều 2, Thông tư 06/2011/TT-BYT, sản phẩm mỹ phẩm được định nghĩa là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Như vậy, đối với các sản phẩm kem đánh răng chỉ có tác dụng làm sạch, làm thơm cho răng miệng thì sẽ được coi là sản phẩm mỹ phẩm.

Trong trường hợp sản phẩm kem đánh răng có thêm các tác dụng khác như diệt khuẩn, kháng khuẩn hoặc có các thành phần mang tính đặc trị dùng để làm trắng, chống ê buốt, tê lợi… thì không được coi là mỹ phẩm.

Câu hỏi 6: Những sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu từ nước nào thì được miễn CFS?

Trả lời: Các trường hợp hồ sơ công bố mỹ phẩm được miễn CFS:

  • Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất và lưu hành tại nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiện nay có 11 nước, đó là: Australia, Brunei, Canada, Chi-lê, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore, Peru, Việt Nam, Malaysia.
  • Sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hiện nay có 11 nước, đó là:  Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Đông Timor.

Câu hỏi 7: Thông tin sản phẩm mỹ phẩm trên kết quả công bố khác với sản phẩm thực tế có thể bị xử phạt với mức phạt như thế nào? 

Trả lời: Căn cứ Điều 68 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, Đối với các hành vi kê khai không đúng các nội dung trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, doanh nghiệp có thể bị phạt với mức phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ và phải chịu các biện pháp khắc phục từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý luôn phải kiểm tra kỹ tất cả các thông tin của sản phẩm mỹ phẩm, trên tất cả các giấy tờ tài liệu và sản phẩm thực tế để tránh xảy ra sai sót khi thực hiện thủ tục công bố.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Liên hệ với Apexlaw Việt Nam

3 thoughts on “Thủ Tục Công Bố Mỹ Phẩm Nhập Khẩu

  1. Liễu says:

    Bên mình cần nhập khẩu Mỹ phẩm trước tết Dương, cần giấy phép gấp, cần tư vấn

  2. adminanhpt says:

    Trường hợp này Apexlaw Việt Nam có thể thực hiện được trong thời gian nhanh nhất là 15 ngày và chậm nhất là 20 ngày tùy vào tình trạng hồ sơ của bên mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335