Kiểu dáng công nghiệp là yếu tố mang lại “sức hút” của sản phẩm, tuy nhiên nó không phải là cái gì bí mật, mà hoàn toàn công khai, ai cũng có khả năng sao chép. Do đó, pháp luật sở hữu trí tuệ đặt ra quy định về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhằm bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho đối tượng này. Bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam sẽ cùng Quý khách hàng đi tìm hiểu về Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Nội Dung Bài Viết
1. Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Như vậy, kiểu dáng công nghiệp được xác định dựa trên hai yếu tố:
- Một là, nó phải là sự biểu hiện bên ngoài của sản phẩm (hình dáng, hình khối, hoa văn, mẫu trang trí… hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa các yếu tố này).
- Hai là, về tính ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng trên thực tế vào các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Tại sao cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ thể sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp thực hiện việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ nhằm đề nghị bảo hộ cho kết quả sáng tạo của mình.
Do đó, việc doanh nghiệp thực hiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và được chấp thuận bảo hộ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có vị trí độc quyền khai thác lợi thế kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm.
2. Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp của các chủ thể
Các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc để thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm.
Có hai lưu ý về chủ thể quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Thứ nhất trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp được cùng tạo ra hoặc cùng đầu tư bởi nhiều cá nhân, tổ chức thì tất cả các chủ thể đều được thực hiện quyền đăng ký (nếu được sự đồng ý của các bên).
Thứ hai việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể được thực hiện thông qua người ủy quyền.
3. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện sau:
- Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
- Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: kiểu dáng công nghiệp có khả năng làm mẫu để sản xuất ra các sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
4. Đối tượng không được bảo hộ v kiểu dáng công nghiệp
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
5. Bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1. Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
2. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên kiểu dáng công nghiệp;
- Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
- Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
- Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
- Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
- Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
3. Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
(Lưu ý: Tất cả ảnh chụp, hình vẽ phải cùng tỷ lệ (kích thước không nhỏ hơn 90×120 mm và không lớn hơn 210×297 mm); Ảnh chụp/ Hình vẽ rõ ràng, sắc nét; Ảnh chụp/ Hình vẽ thể hiện được đầy đủ bản chất, phạm vi cần bảo hộ kiểu dáng công nghiệp).
4. Chứng từ nộp phí, lệ phí.
5. Một số tài liệu khác (nếu có)
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
6. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
1. Thực hiện tra cứu thông tin, tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho Quý khách hàng.
2. Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá những tài liệu Quý khách hàng cung cấp.
3. Soạn thảo hồ sơ, tài kiệu cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho Quý khách hàng.
4. Đại diện theo ủy quyền của Quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Theo dõi và nhận kết quả công việc.
5. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo Quý khách hàng nhận được kết quả đúng thời hạn.
7. Những vướng mắc thường gặp của Quý khách hàng khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Câu 1: Tôi có thể tra cứu tình trạng tương tự, trùng lặp kiểu dáng công nghiệp ở đâu?
Trả lờiQuý khách hàng có thể lựa chọn các cách thức tra cứu và tìm kiếm thông tin liên quan đến kiểu dáng công nghiệp để biết được khả năng bảo hộ của sản phẩm trước khi đăng ký, thông qua các cách như sau:
- Trang web Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO. Địa chỉ truy cập là http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn. Giúp tra cứu thông tin đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.
- Tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và các đơn nộp qua Wipo theo Thỏa ước Lahay. Địa chỉ truy cập https://www.tmdn.org/tmdsview-web/welcome
Câu 2: Kiểu dáng công nghiệp đã thực hiện đăng ký có được bảo hộ trọn đời không?
Trả lờiCăn cứ Khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm”. Như vậy, kiểu dáng công nghiệp đươc bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp cho đến khi hết hạn). Sau đó kiểu dáng công nghiệp của Quý khách hàng sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.Để tiếp tục được sử dụng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Quý khách hàng thực hiện thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ. Đơn yêu cầu gia hạn phải được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 06 tháng tính đến ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.
Câu 3: Công ty tôi được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho thiết kế quạt mini vào tháng 10/2021, do tôi đứng tên làm chủ văn bằng bảo hộ. Hiện nay tôi muốn chuyển dịch quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp này cho con tôi. Vậy tôi phải thực hiện thủ tục gì?
Căn cứ Khoản 31 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, chủ văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khi có sự thay đổi tên và địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ thì sẽ gửi yêu cầu Sửa đổi văn bằng bảo hộ đến Cục Sở hữu trí tuệ.Theo tiểu mục 20.1 mục 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN), Quý khách hàng phải chuẩn bị bộ hồ sơ yêu cầu Sửa đổi gồm:(1) Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ(2) Bản gốc văn bằng bảo hộ(3) Tài liệu chứng minh việc thay đổi chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp(4) Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi(5) Giấy ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục sửa đổi (nếu có)(6) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
Trên đây là nội dung tư vấn của Apexlaw Việt Nam về dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Mong rằng những thông tin Apexlaw Việt Nam cung cấp có thể giúp ích cho Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ vào số hotline hoặc phản hồi vào mail của Apexlaw Việt Nam: “contact.apexlaw@gmail.com”
Apexlaw Việt Nam rất mong nhận được phản hồi của Quý khách hàng.