Đăng Ký Nhãn Hiệu – Logo

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền
5/5 - (1 bình chọn)

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Ở Việt Nam, tình trạng không đăng ký nhãn hiệu nhãn hiệu nổi tiếng bị xâm phạm như sao chép, bắt chước để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng không còn là điều hiếm gặp. Để ngăn chặn điều này và bảo vệ quyền lợi của mình, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Những nội dung mà Apexlaw Việt Nam đề cập dưới đây sẽ giúp Quý khách hàng nắm được thông tin chi tiết về đăng ký nhãn hiệu

1. Nhãn hiệu – Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Qua đó, có thể hiểu rằng thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức xác lập được quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu đó. Việc xác lập này được thể hiện qua văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

2. Điều kiện để nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ độc quyền

Cá nhân, doanh nghiệp muốn nhãn hiệu của mình được cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu đó phải đáp ứng được những điều kiện sau:
  • Nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc từ sự kết hợp của các yếu tố này, được thể hiện bằng màu sắc hoặc âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
  • Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp này phải phân biệt được với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.

3. Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. 
  • Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu có quốc tịch Việt Nam thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp với trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ. 
  • Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu có quốc tịch nước ngoài thì không được nộp đơn trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ mà phải uỷ quyền cho 01 tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận và công bố, thay mặt mình làm việc với Cục.

Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền nhanh nhất, chắc chắn ra kết quả

4. Phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ để xác định phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu, từ đó xác định chi phí đăng ký nhãn hiệu. Cần phải phân loại hàng hóa, dịch vụ chính xác nếu không đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối do phân loại không đúng. Khi đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại lại danh mục hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời người nộp đơn sẽ phải nộp các chi phí sửa đổi hình thức đơn; phí phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ và phí đăng ký với các nhóm phát sinh mới (nếu có).
Để phân loại chính xác nhóm hàng hóa, dịch vụ thì sẽ dựa vào Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni – xơ. Tổng cộng có 45 nhóm sản phẩm trong đó có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ.

5. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Thành phần đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí

6. Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục.
Bước 2: Thẩm định hình thức và công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn. Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 4: Ra thông báo dự định cấp/từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

7. Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022.
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  • Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc làm quan trọng để doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh lâu dài. Apexlaw Việt Nam hy vọng bài viết trên giúp Quý Khách hàng nắm được cơ bản về điều kiện, hồ sơ, thủ tục Đăng ký nhãn hiệu. Để tránh những rủi ro pháp lý trong quá trình tự soạn và nộp hồ sơ, hãy liên hệ với Apexlaw Việt Nam để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.

Những thắc mắc thường gặp của Quý Khách hàng về thủ tục “Đăng ký nhãn hiệu?”

1. Câu hỏi: Tôi muốn biết nhãn hiệu của công ty mình có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu của công ty khác không thì phải làm như thế nào?
Trả lời: Để xác định được nhãn hiệu của mình có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó không, Quý khách hàng có thể tra cứu trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu trực tuyến về Sở hữu công nghiệp: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/. Tuy nhiên do hệ thống tra cứu chưa cập nhật đầy đủ, nên việc tra cứu chỉ có thể chính xác được 50-60%.
2. Câu hỏi: Tôi có thể đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm hàng hóa của công ty mình không?
Trả lời: Pháp luật Việt Nam không giới hạn nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Vì vậy Quý khách hàng có thể đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên cần chú rằng, nếu đăng ký càng nhiều nhóm thì chi phí cũng sẽ tăng theo và cũng cần lưu ý về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đối với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ. 
3. Câu hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn không?
Trả lời: Khi Quý khách hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì hiệu lực sẽ được tính là mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
4. Câu hỏi: Công ty tôi cần phải làm gì khi bị người khác đăng ký nhãn hiệu trước?
Trả lời: Căn cứ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022: Trong trường hợp nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì Quý khách hàng có thể phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu này.  Ngoài ra, Quý khách hàng cũng có thể đàm phán mua lại nhãn hiệu từ chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc đòi lại nhãn hiệu là một điều khó khăn, tốn kém về thời gian và tiền bạc thậm chí các cá nhân, tổ chức có thể mất luôn nhãn hiệu của mình. Do đó Quý khách hàng nên thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt, tránh những rủi ro không đáng có.
5. Câu hỏi: Nhãn hiệu của công ty tôi đang trong quá trình thẩm định, tôi phát hiện ra một công ty khác sử dụng nhãn hiệu tương tự như nhãn hiệu của công ty mình. Có biện pháp nào để công ty tôi ngăn chặn được hành vi này không?
Trả lời:Chỉ khi có được cấp văn bằng bảo hộ thì các cá nhân tổ chức mới phát sinh quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Vậy nên, khó có biện pháp nào để ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hay hoàn toàn giống với nhãn hiệu đang được thẩm định. Tuy nhiên, trong thời gian này, Quý khách hàng có thể gửi trước văn bản yêu cầu không được sử dụng nhãn hiệu đến các bên liên quan và sử dụng các biện pháp cứng rắn hơn khi văn bằng được cấp. 
apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Liên hệ với Apexlaw Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335