Đăng Ký Nhượng Quyền Thương Mại

5/5 - (1 bình chọn)
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
5/5 - (1 bình chọn)

Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh đang rất phát triển. Tuy nhiên khi tham gia vào mô hình này, các chủ thể cần lưu ý các vấn đề pháp lý liên quan để có thể hoạt động thực sự hiệu quả. Quý khách hàng hãy cùng Apexlaw Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này ở bài viết dưới đây:  

1. Khái niệm nhượng quyền thương hiệu

Có thể hiểu rằng, nhượng quyền thương hiệu là hoạt động mà trong đó, bên nhượng quyền (chủ sở hữu thương mại) cho phép bên nhận nhượng quyền được phép mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận của hai bên. Bên nhượng quyền thương hiệu có quyền kiểm soát và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Các loại nhượng quyền kinh doanh

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;
  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý;
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

3. Apexlaw Việt Nam cung cấp dịch vụ liên quan đến nhượng quyền thương hiệu cho khách hàng

Đối với bên nhượng quyền kinh doanh 
  • Tư vấn xây dựng hệ thống nhượng quyền thương hiệu ban đầu (khái quát các nội dung liên quan tới nhượng quyền).
  • Tư vấn định giá nhượng quyền.
  • Tư vấn quy trình nhượng quyền.
  • Tư vấn vận hành quản lý nhượng quyền.
  • Tư vấn pháp lý ( Hợp đồng nhượng quyền , sở hữu trí tuệ thương hiệu, dữ liệu các trường hợp pháp lý xảy ra đối với nhượng quyền, chấm dứt nhượng quyền khi đối tác vi phạm…).
  • Báo cáo hoạt động nhượng quyền hàng năm.
Đối với bên nhận nhượng quyền kinh doanh 
  • Đánh giá hệ thống nhượng quyền: tính khả thi, tính hiệu quả, giá mua.
  • Thay mặt Quý khách hàng thương lượng, đàm phán với bên nhượng quyền.
Nhượng quyền thương hiệu Mixue
Rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu Mixue

4. Các hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu 

Hiện tại có 2 hình thức nhượng quyền thương hiệu như sau
  • Hình thức 1: Nhượng quyền thương mại từ các bên nhượng quyền ở nước ngoài vào Việt Nam và nhượng quyền từ các bên nhượng quyền ở Việt Nam ra nước ngoài. (Sau đây gọi tắt là nhượng quyền hiệu nước ngoài)
  • Hình thức 2: Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu từ các bên nhượng quyền cho các bên nhận nhượng quyền trong nước (Sau đây gọi tắt là nhượng quyền thương mại trong nước)

5. Rủi ro pháp lý đối với hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Đối với bên nhượng quyền.
  • Khả năng kiểm soát và vận hành: Nếu không kiểm soát tốt thì bên nhận nhượng quyền có thể không đảm bảo các quy định về chất lượng cũng như cách thức vận hành mà bên nhượng quyền đã xây dựng. Điều này có thể làm giảm uy tín và giá trị sản phẩm/ dịch vụ cung cấp. Làm ảnh hưởng đến cả hệ thống nhượng quyền.
  • Bên nhận nhượng quyền sử dụng những bí mật kinh doanh và cách thức quản lý của bên nhượng quyền để tạo ra một thương hiệu mới với cách thức hoạt động tương tự.
  • Bên nhận nhượng quyền thực hiện nhượng quyền thứ cấp mà không được sự cho phép của bên nhượng quyền.
Đối với bên nhận nhượng quyền
  • Bên nhượng quyền chưa xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu: Đối tượng nhượng quyền (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền tác giả…) chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc đang trong thời gian thẩm định. Như vậy, sẽ không có cơ chế pháp lý nào để bảo vệ bên nhận nhượng quyền nếu có bên thứ 3 sử dụng thương hiệu đó, hoặc có thể bị bên thứ 3 đã xác lập quyền sở hữu yêu cầu ngừng sử dụng.
  • Bên nhượng quyền không đủ khả năng để duy trì chất lượng và đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho hệ thống nhượng quyền.
  • Bên nhượng quyền yếu kém về việc quản lý hệ thống để đảm bảo quyền lợi của các bên nhận nhượng quyền. Ví dụ như không có sự kiểm soát về vị trí của các địa điểm, mở các cửa hàng gần nhau, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
Ví dụ 1
Tại thị trường Hà Nội, số cửa hàng của hệ thống MX đã có trên 500 cửa hàng. Mặc dù, theo khuyến nghị, mỗi cửa hàng trong khu vực phải đảm bảo cách nhau trên 800m, nhưng rõ ràng, sự cạnh tranh giữa các cửa hàng là không hề nhỏ.
Ví dụ 2 
Lùm xùm xảy ra xung quanh thương hiệu “Phở Thìn”. Ông Nguyễn Trọng Thìn (Phở Thìn 13 Lò Đúc) không thể xác định mình là chủ sở hữu của thương hiệu (do đã nộp đơn nhưng chưa vẫn trong giai đoạn thẩm định). Điều này gây ra rủi ro rất lớn cho các bên nếu nhận nhượng quyền của chuỗi cửa hàng này. 

6. Một số giải pháp khi thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

1. Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Việc quy định như vậy để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của hợp đồng. Ràng buộc các bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Là căn cứ vững chắc để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
2. Các điều khoản của hợp đồng phải quy định chặt chẽ, chi tiết, lường trước các rủi ro có thể xảy ra
3. Đảm bảo quyền sở hữu đối với nhãn hiệu: Đối tượng nhượng quyền đã được bảo hộ về sở hữu trí tuệ
4. Đánh giá năng lực tài chính, quản lý của hệ thống nhượng quyền
5. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của toàn bộ hệ thống nhượng quyền
Trên đây là nội dung về nhượng quyền thương hiệu mà Apexlaw Việt Nam đã khái quát cho Quý Khách hàng. Trong quá trình hoạt động, để đạt được hiệu quả cao nhất và giảm tối đa các rủi ro pháp lý, Quý khách hàng hãy liên hệ với Apexlaw Việt Nam để được hỗ trợ.
Apexlaw Việt Nam định hướng trở thành đơn vị cung cấp chuỗi dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam, thực hiện sứ mệnh giúp đỡ doanh nghiệp, nhà đầu tư Kinh doanh Tuân thủ pháp luật và hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh.Apexlaw Việt Nam cam kết cung cấp chuỗi dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, toàn diện theo suốt vòng đời phát triển doanh nghiệp
apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Liên hệ với Apexlaw Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335