Nội Dung Bài Viết
Điều kiện kinh doanh phân phối rượu
Kinh doanh phân phối rượu là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời rượu cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh thương nhân cần nắm rõ được những thông tin liên quan đến điều kiện kinh doanh phân phối rượu để hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi.
Apexlaw Việt Nam xin gửi đến bạn đọc bài viết “Điều kiện kinh doanh phân phối rượu” để làm rõ các vấn đề nêu trên.
1. Điều kiện về kinh doanh phân phối rượu
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 105 năm 2017 của Chính Phủ có nêu rõ về các điều kiện kinh doanh phân phối rượu bao gồm:
1.1. Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo pháp luật
Thương nhân muốn thực hiện hoạt động phân phối rượu cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành tại Phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính.
Do phân phối rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, Thương nhân cần đăng ký các ngành nghề dưới đây:
- Mã ngành 4723 – Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh (Chi tiết: Bán lẻ đồ uống có cồn);
- Mã ngành 4633 – Bán buôn đồ uống (chi tiết: Bán buôn đồ uống có cồn);
- Mã ngành 8299 – Mã ngành xuất nhập khẩu (Chi tiết: xuất nhập khẩu những mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh; Ủy thác và nhận sự ủy thác của việc Xuất, nhập khẩu về hàng hóa).
1.2. Đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu
Căn cứ theo Điều 18 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia năm 2019 quy định về bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia: Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
Cụ thể, tùy thuộc vào các sản phẩm rượu doanh nghiệp thực hiện kinh doanh, Doanh nghiệp sẽ cần thực hiện kiểm nghiệm rượu theo các chỉ tiêu dưới đây:
- QCVN 6-3:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn;
- QCVN 8-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- TCVN 7034:2013: Thay thế cho TCVN 7043:2009 áp dụng cho các loại rượu trắng chưng cất và rượu trắng pha chế.
1.3. Đảm bảo về hệ thống phân phối rượu
Doanh nghiệp cần có hệ thống phân phối rượu nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ cần đảm bảo có ít nhất 1 thương nhân bán buôn rượu;
1.4. Có văn bản giới thiệu và hợp đồng nguyên tắc
Thương nhân cần đảm bảo có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc của nhà cung cấp rượu ngoại;
1.5. Cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bao vệ môi trường
Phòng cháy chữa cháy – Điều kiện kinh doanh phân phối rượu
Doanh nghiệp kinh doanh rượu nói chung và Doanh nghiệp phân phối rượu nói riêng sẽ cần đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020 của Chính Phủ bao gồm:
- Có nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của nhà hàng;
- Có sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy thể hiện được đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện cũng như thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà;
- Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
Ngoài ra, người có nhiệm vụ thực hiện phòng cháy, chữa cháy cần được huấn luyện cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 136/2020 của Chính phủ.
Bảo vệ môi trường – Điều kiện kinh doanh phân phối rượu
Các hồ sơ môi trường cần có của một cơ sở kinh doanh rượu:
- Cam kết bảo vệ môi trường (cần có đầu tiên trước khi đi vào hoạt động);
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo nghị định 40/2019/NĐ-CP);
- Báo cáo giám sát môi trường;
- Giấy phép khai thác nước ngầm (nếu có sử dụng nước ngầm);
- Giấy phép xả thải (nếu cửa hàng có hệ thống xử lý nước thải).
Căn cứ pháp lý bảo vệ môi trường trong kinh doanh rượu:
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
=>Xem thêm: Giấy phép phân phối rượu là gì – Tại đây
2. Thẩm quyền quản lý và cấp giấy phép phân phối rượu
Theo quy định hiện hành, thẩm quyền cấp giấy phép phân phối rượu thuộc về:
• Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép phân phối rượu
• Giấy phép phân phối rượu có thời gian hiệu lực là 05 năm (tính từ ngày cấp)
3. Danh mục hồ sơ xin giấy phép phân phối rượu Khách hàng cần cung cấp
Sau khi đáp ứng các điều kiện kinh doanh phân phối rượu, Quý khách hàng cần chuẩn bị các Hồ sơ để Apexlaw hỗ trợ soạn một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Hoặc Giấy chứng nhận đầu tư/ Hoặc Quyết định thành lập (đối với tổ chức, đoàn thể);
- Hợp đồng nguyên tắc của KHÁCH HÀNG với nhà cung cấp rượu hoặc Văn bản giới thiệu. (trong hợp đồng phải nêu rõ loại rượu dự kiến kinh doanh);
- Đối với nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước yêu cầu có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu;
- Hợp đồng nguyên tắc của KHÁCH HÀNG với nhà bán buôn rượu (có giấy phép bán buôn rượu)(mỗi tỉnh, thành ít nhất là 01 thương nhân bán buôn rượu) (Trường hợp không có Apexlaw Việt Nam hỗ trợ kết nối);
- Giấy phép bán buôn rượu hoặc phân phối rượu (Đợi vị cam kết gia nhập hệ thống).
4. Công việc Apexlaw Việt Nam hỗ trợ khách hàng khi thực hiện thủ tục xin giấy phép phân phối rượu
Sau khi đảm bảo các điều kiện kinh doanh phân phối rượu, Thương nhân cần thực hiện thủ tục xin giấy phép phân phối rượu tại Bộ Thương. Dưới đây là những công việc Apexlaw Việt Nam thay mặt thực hiện khi Quý khách hàng lựa chọn Apexlaw để hợp tác.
- Cung cấp cho khách hàng chuỗi pháp lý toàn diện liên quan đến thủ tục Phân phối rượu tại Việt Nam ( Thành lập doanh nghiệp; đăng ký sở hữu trí tuệ; xin giấy phép phân phối rượu, xin giấy phép bán buôn rượu, xin giấy phép bán lẻ rượu, công bố sản phẩm, đăng ký mã số mã vạch, giấy phép khuyến mại…);
- Tư vấn sắp xếp, bố trí cơ sở của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật;
- Tư vấn chuẩn bị các giấy tờ pháp lý đơn vị cung cấp rượu và đơn vị gia nhập vào hệ thống bán rượu;
- Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả xin Giấy phép Phân phối rượu tại Bộ Công thương thay cho Quý khách hàng;
- Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ và giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cam kết 100% có kết quả đúng hạn;
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện hoạt động báo cáo hàng năm tình hình kinh doanh rượu của doanh nghiệp;
- Tư vấn miễn phí các vấn đề thay đổi giấy phép phân phối rượu (sau khi được cấp kết quả).
5. Văn bản pháp luật quy định về kinh doanh rượu
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;
- Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất , buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Rất mong rằng những nội dung tư vấn của Apexlaw Việt Nam về Điều kiện kinh doanh phân phối rượu có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của Quý khách hàng.