Nội Dung Bài Viết
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu
Thương hiệu đã được xác lập quyền sở hữu:
thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức xác lập được quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu đó. Việc xác lập này được thể hiện qua văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp:
Không thể đăng ký một thương hiệu cho toàn bộ hàng hóa, dịch vụ. Việc đăng ký nhóm hàng hóa, dịch vụ nào sẽ phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Khi hàng hóa, dịch vụ gắn liền với thương hiệu mang chất lượng tốt thì sẽ tăng khả năng nhận diện của thương hiệu. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu.
Chiến lược truyền thông:
Truyền thông là một công cụ mạnh mẽ để đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng. Việc lựa chọn một chiến dịch truyền thông thông minh cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một thương hiệu.
2. Vai trò của định giá thương hiệu
- Xác định vị trí của doanh nghiệp trong thị trường mục tiêu: Trong cùng một thị trường, việc định giá thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp đo lường và đánh giá được giá trị tương đối của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Biết được vị trí của mình cũng là cách để doanh nghiệp có thể nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu để có giải pháp trong việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
- Xây dựng các chiến lược phát triển hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường: Định giá doanh nghiệp góp phần xác định lại rõ ràng về nhu cầu, giá trị mong đợi, giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu đó. Từ đó, đưa ra kế hoạch phát triển hàng hóa, dịch vụ mới một cách tối ưu nhất. Theo đó, đưa ra định hướng để phát triển bộ máy công ty trong tương lai.
- Bảo vệ thương hiệu khỏi các hành vi vi phạm: ngăn chặn các trường hợp sao chép thương hiệu, hàng giả, hàng nhái,… để khách hàng yên tâm sử dụng hàng hóa/ dịch vụ và giữ vững được uy tín của thương hiệu.
Dịch vụ “Đăng ký nhãn hiệu Logo” Đọc Thêm TẠI ĐÂY
3. Một số phương pháp định giá thương hiệu
3.1. Phương pháp so sánh
3.2. Phương pháp giá trị cổ phiếu
3.3. Phương pháp tài chính
4. Định giá 20 thương hiệu được định giá cao nhất theo trang interbrand năm 2022
Bảng xếp hạng của Interbrand được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Hiệu quả tài chính của thương hiệu;
- Quyết định lựa chọn của người tiêu dùng đối với thương hiệu;
- Mức độ cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.
5. Đăng ký nhãn hiệu
5.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;
- Mẫu nhãn và danh mục hàng hoá, dịch vụ gắn với nhãn hiệu;
- Giấy uỷ quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
5.2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Bước 2: Thẩm định hình thức và công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 4: Ra thông báo dự định cấp/từ chối cấp văn bằng
Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Định giá thương hiệu bằng những cách trên đây sẽ nâng tầm doanh nghiệp của bạn. Nhưng dường như hiện tại vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Có thể kể đến một nguyên nhân đó là một số cách để định giá thương hiệu hiện nay tốn khá nhiều thời gian để thực hiện. Ví dụ như đăng ký nhãn hiệu hiện nay có thể mất đến 2 năm thực hiện nhưng chưa chắc có thể đăng ký thành công.