Giả Danh Bác Sĩ Nổi Tiếng Bán Thực Phẩm Chức Năng

5/5 - (1 bình chọn)
Lừa đảo bán thực phẩm chức năng
Hoạt động giao bán thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng ngày càng được phổ biến đánh vào tâm lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Sử dụng những sản phẩm này, hậu quả có thể chưa đến ngay lập tức nhưng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe về lâu dài. Qua bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam xin gửi cảnh báo đến bạn đọc về thực trạng “Giả danh bác sĩ nổi tiếng bán thực phẩm chức năng trên mạng xã hội”.

Theo thông tin của Chuyển động 24h,  hiện nay có những trang mạng xã hội ngang nhiên giả danh các bệnh viện tên tuổi để thực hiện hoạt động bán thực phẩm chức năng với cam kết chắc chắn chữa khỏi bệnh.

Với tâm lý của những người đang có bạn bè, người thân bị mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, khi nhìn thấy những quảng cáo thực phẩm chức năng ở trên mạng xã hội, đặc biệt là Youtube và Facebook gắn liền với các bác sĩ nổi tiếng hay các bệnh viện lớn có thể sẽ lầm tưởng sau đó đặt mua hàng vội vàng với hi vọng có thể chữa khỏi bệnh.

Điển hình như một sản phẩm có tác dụng chữa bệnh gắn với trang Web chính thức của Bệnh viện Bạch Mai, lấy hình ảnh của GS. BS Nguyễn Lân Việt thậm chí mạo danh cả Bộ trưởng Bộ Y tế để quảng cáo và bán tràn lan trên mạng xã hội, nhiều người sẽ dễ dạng bị “đánh lừa”. Điều này đã vi phạm quy định của Luật Quảng cáo và Nghị định 181

lừa đảo thực phẩm chức năng
Những dòng Thông tin giả danh Cơ sở khám chữa bệnh lớn để bán Thực phẩm chức năng tràn lan trên mạng
Việc những đối tượng này sử dụng hình ảnh dược sĩ, bác sĩ, lương ý và bệnh viện để quảng cáo bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng là đã vi phạm pháp luật về quảng cáo. 
Bên cạnh đó còn có hành vi quảng cáo thực phẩm chức có công dụng tương đương thuốc chữa bệnh, quảng cáo quá mức, thổi phồng như thần dược, thậm chí phản khoa học. Những phương thức quảng cáo này ngày càng trở nên phổ biến nhất là trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube khiến cho không ít người bị lừa.

“Lừa đảo bán nhân sâm Hàn Quốc” Đọc thêm TẠI ĐÂY

Bệnh viện Quân y 103 đã chiếu lên màn hình lớn thông tin liên quan đến các trang mạng giả danh bệnh viện để bán thực phẩm chức năng, thuốc để người dân đến khám chữa bệnh dễ dàng nhìn thấy. Tuy nhiên, những đối tượng này khi bị phát hiện đã chuyển địa chỉ sang trang khác, khiến hoạt động cảnh báo của bệnh viện gặp nhiều khó khăn.

Dễ thấy nhất,  hành vi giả danh này đã khiến uy tín của các bác sĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trách nhiệm xử lý sự việc trên thuộc cơ quan chức năng nào và có các cách giải quyết nào để loại bỏ tình trạng này. 

Theo Đội ngũ Chuyên gia-Luật sư của Apexlaw Việt Nam cho rằng:

“Luật Quảng cáo có quy định tương đối đầy đủ về vấn đề này, tuy nhiên trong thời gian qua đã diễn ra tương đối nhiều vi phạm trong quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều cá nhân-tổ chức đã cố tình vi phạm để đạt được mục đích bán được nhiều sản phẩm hơn, kiếm được nhiều lợi nhuận hơn”.
Giả danh lương y nổi tiếng bán thuốc
Đóng giả Lương y Quảng cáo bán thực phẩm chức năng
Còn về thẩm quyền sử lý, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế là đơn vị đầu tiên có trách nhiệm quản lý nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trước khi các cá nhân, tổ chức tiến hành thực hiện quảng cáo. 
Khi thẩm định, cơ quan này sẽ xác định nội dung quảng cáo kèm theo kịch bản quảng cáo mà cá nhân, doanh nghiệp nộp lên. Những thông tin này sẽ được đưa ra trên Web của Cục để mọi người cùng nắm được. 

Tuy nhiên, Quảng cáo hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phương tiện đa dạng, trên Mạng xã hội, phát thanh, truyền hình và đây sẽ là trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Còn nếu quảng cáo trên trang thương mại điện tử thì khi đó, trách nhiệm sẽ thuộc về Bộ Công Thương.
Qua đó, Đội ngũ Chuyên gia-Luật sư của Apexlaw Việt Nam nhận định, để quản lý chặt chẽ, bắt buộc cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành. Trong trường hợp quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng thì cần có thêm sự tham gia của Bộ Công An.

Tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, hoạt động quảng cáo bán thực phẩm chức năng với hình thức ngày càng tinh vi. Việc các đối tượng này lấy danh nghĩa Bác sĩ, bệnh viện để quảng cáo trên mạng xã hội không chỉ tư vấn sai về chuyên môn, bán thuốc trá hình mà trong nhiều trường hợp còn khiến người bệnh bỏ lỡ thời điểm chữa bệnh tốt nhất khiến bệnh ngày càng chuyển biến phức tạp. 

Trước khi nghĩ đến việc “Có bệnh thì vái tứ phương” để cầu may, hãy đến cơ sở Y tế uy tín để được chẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp nhất. 
Trên đây là thông tin bài viết “Giả danh bác sĩ nổi tiếng bán thực phẩm chức năng trên mạng xã hội”. Tin rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn đọc. Apexlaw Việt Nam Chúc toàn thể Quý khách hàng và Bạn đọc nhiều sức khỏe.
apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335