Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh hoặc xây dựng các dự án, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là điều mà các chủ kinh doanh, chủ đầu tư xây dựng cần lưu ý. Đặc biệt, với một số ngành nghề nhất định, pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên thủ tục xin cấp loại giấy phép này lại rất phức tạp.
Trong bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam xin gửi Quý Khách hàng Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam mới nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Cơ sở pháp lý
- Luật phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013.
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật phòng cháy chữa cháy.
2. Khái niệm về giấy phép phòng cháy chữa cháy
Theo quy định về phòng cháy chữa cháy mới cập nhật:
Giấy phép phòng cháy chữa cháy là một văn bản pháp lý minh chứng cho một đối tượng đã đáp ứng đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy và được thẩm duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời đây cũng là giấy phép con phổ biến và bắt buộc khi cá nhân hoặc tổ chức đang có nhu cầu kinh doanh các ngành nghề có yêu cầu điều kiện về PCCC.
Ví dụ: các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực oke, trường mầm non,…
3. Đối tượng phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm
– Các dự án, công trình khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng có ảnh hưởng đến an toàn trong PCCC:
Ví dụ:
- Trụ sở các cơ quan nhà nước các cấp nói chung; các loại nhà ở cao tầng (bao gồm: nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp) cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m³ trở lên.
- Trường học: Hệ thống cấp học từ giáo dục mầm non, phổ thông, nghề nghiệp, đại học.
- Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ gây cháy, nổ, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình.
– Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc thay đổi có ảnh hưởng đến an toàn của PCCC.
– Phương tiện giao thông đường sắt và đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên chuyên vận chuyển về: hành khách; xăng, dầu hoặc các chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ.
– Đồ án xây dựng mới hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng về đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch Ví dụ: các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến PCCC)
4. Danh mục hồ sơ đầy đủ xin giấy phép PCCC
Dự án, công trình | Thành phần hồ sơ |
Đối với các đồ án quy hoạch xây dựng | – Đơn đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy. – Tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết (theo tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại), bao gồm những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy sau: (1) Địa điểm xây dựng của đồ án phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại ô nhiễm khói bụi, khí độc,… đến môi trường xung quanh. (2) Hệ thống giao thông phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thuận lợi cho các phương tiện cứu hộ chữa cháy làm nhiệm vụ. (3) Đảm bảo về nguồn nước chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, nguồn điện. (4) Cần có khoảng trống để bố trí địa điểm để xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh sát PCCC, phải thực hiện đúng theo quy định, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng. |
Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy cơ cháy, nổ (Áp dụng với các cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản hoặc cảng xuất, nhập khẩu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền (kho hàng, cảng xuất, nhập khẩu) | – Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư. – Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật (nếu có). – Tài liệu để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của chủ đầu tư đối với dự án, công trình. – Bản vẽ, tài liệu đi kèm phải thể hiện chi tiết về hiện trạng địa hình của khu đất (các nội dung liên quan đến phòng cháy chữa cháy), cụ thể:
|
Đối với các thiết kế cơ sở của dự án, công trình |
Các văn bản đi kèm khác nếu có sau:
|
Đối với các thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình |
– Văn bản của cơ quan Cảnh sát PCCC góp ý về thiết kế cơ sở. – Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền xác nhận. – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. – Văn bản thẩm định thiết kế PCCC của cơ quan chuyên môn về xây dựng. |
Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy |
|
5. Quy trình xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định về loại hình dự án, công trình đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:
Tùy vào loại hình dự án, công trình đầu tư mà nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ hoặc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;
- Nộp trực tuyến tại trang Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền;
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chính công hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận và cấp giấy biên nhận
- Nếu hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi lại Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
- Trường hợp hồ sơ thiếu thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hỗ trợ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.
Bước 4: Chuẩn bị đầy đủ và thực hiện đúng hướng dẫn, yêu cầu theo quy định khi có thanh tra thực tế.
Bước 5: Nhận kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cấp.
6. Thẩm quyền cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép PCCC cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu :
- Dự án, công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chí về phân loại dự án, công trình có vai trò quan trọng của quốc gia; công trình hoặc dự án thuộc nhóm A theo quy định về đầu tư công
- Công trình có chiều cao từ 100 m trở lên;
- Công trình xây dựng thuộc địa bàn của trên 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Phương tiện đường thủy có chiều dài trên 50m vận chuyển hành khách hoặc các loại chất lỏng có nguy hiểm xảy ra cháy, nổ;
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình do Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đề nghị xử lý.
Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp sau:
- Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch trên địa bàn quản lý
- Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ
- Những trường hợp được ủy quyền bởi Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ
7. Thời gian thực hiện
Thời hạn xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy được tính bắt đầu từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Đồ án quy hoạch xây dựng: 03 – 05 ngày làm việc;
b) Đối với hồ sơ xin chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: 03 – 05 ngày làm việc;
c) Thiết kế cơ sở: Dự án nhóm A 07 – 10 ngày làm việc, các dự án còn lại từ 03 – 05 ngày làm việc;
d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Từ 10 – 15 ngày làm việc đối với dự án hoặc công trình quan trọng của quốc gia; dự án, công trình thuộc nhóm A; từ 7 – 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;
đ) Thiết kế kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC: Không quá 10 ngày làm việc.
8. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy và chữa cháy
- Giải đáp thắc mắc toàn diện về vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến giấy phép PCCC tại Việt Nam;
- Soạn 01 bộ hồ sơ xin cấp phép PCCC hoàn chỉnh theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ và giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện hoạt động báo cáo thường kỳ về hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
9. Apexlaw Việt Nam giải đáp thắc mắc của Quý Khách hàng
Câu 1: Thời hạn của Giấy phép phòng cháy chữa cháy?
Trả lời:
Thời hạn của Giấy phép PCCC là 03 năm kể từ ngày cấp.
Câu 2: Các loại giấy phép liên quan đến phòng cháy chữa cháy?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các dự án hoặc công trình hoặc các ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải phải xin một trong số các loại giấy phép con dưới đây:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- Giấy chứng nhận đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy;
- Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC;
- Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ về về PCCC;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Câu 3: Lái xe khách 45 chỗ có bắt buộc phải tham gia huấn luyện phòng cháy, chữa cháy không?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau: người điều khiển xe từ 29 chỗ ngồi trở lên bắt buộc phải tham gia khóa huấn luyện.
Như vậy, Tài xế lái xe khách 45 chỗ bắt buộc phải tham gia huấn luyện phòng cháy, chữa cháy khi có thông báo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 4: Công ty có 300 nhân viên thì đội phòng cháy, chữa cháy phải có bao nhiêu thành viên?
Trả lời:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành đã phân rõ theo quy mô của cơ sở. Theo đó, với cơ sở trên 300 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở, chuyên ngành cần tối thiểu là 25 thành viên, trong đó bao gồm 1 đội trưởng và 2 đội phó.
Câu 5: Trường mẫu giáo có cần phải báo cáo định kỳ 6 tháng về công tác phòng cháy chữa cháy không?
Trả lời:
Kết hợp quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy với Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý như sau:
Trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m³ trở lên thì mới phải thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng về công tác phòng cháy chữa cháy.
Câu 6: Trường mẫu giáo không báo cáo định kỳ về công tác phòng cháy chữa cháy bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Theo đó, nếu trường mầm non nằm trong danh sách phải báo cáo định kỳ mà không thực hiện báo cáo về công tác PCCC định kỳ 6 tháng cho cơ quan Công an quản lý thì bạn sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trên đây là những nội dung tư vấn của Apexlaw Việt Nam về Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, Apexlaw Việt Nam rất mong bài viết này có thể cung cấp cho Quý Khách hàng những thông tin cơ bản về giấy phép phòng cháy chữa cháy. Nếu có vướng mắc nào liên quan đến giấy phép, Quý khách hàng có thể liên hệ Apexlaw Việt Nam để được hỗ trợ. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của Quý khách hàng.