Giấy Phép Thành Lập Trung Tâm Dạy Nghề

5/5 - (1 bình chọn)
thành lập trung tâm dạy nghề
5/5 - (1 bình chọn)

Thành lập trung tâm dạy nghề góp phần đảm bảo nguồn lực lao động chất lượng cho xã hội. Bản chất của dạy nghề là để đáp ứng nhu cầu của xã hội về việc cung cấp nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Vậy để thành lập trung tâm dạy nghề cần điều kiện gì, thủ tục ra làm sao, hãy cùng Apexlaw Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Khái quát về hoạt động trung tâm dạy nghề

Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Việc đào tạo chia ra nhiều trình độ và cấp bậc như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

  • Chương trình đào tạo sơ cấp giúp người học có những kỹ năng để thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề. Các khóa học đào tạo nghề thường diễn ra trong thời gian ngắn, vậy nên, sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ có giá trị pháp lý lâu dài về việc đã hoàn thành trình độ sơ cấp nghề. Từ đó, họ sẽ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm cho mình.
  • Chương trình đào tạo trung cấp giúp người học có kỹ năng của trình độ sơ cấp và thực hiện một số công việc phức tạp hơn của chuyên ngành hoặc nghề và có khả năng ứng dụng vào thực tế.
  • Chương trình đào tạo cao đẳng giúp người học có kỹ năng của trình độ trung cấp và một số công việc phức tạp hơn của chuyên ngành hoặc nghề và có khả năng sáng tạo, ứng dụng vào thực tế; có khả năng hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện công việc.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, Apexlaw Việt Nam chỉ đề cập đến trình độ sơ cấp.

2. Đối tượng được thực hiện hoạt động dạy nghề

Đối với trình độ sơ cấp thì các đối tượng sau được hoạt động đào tạo nghề

  • Trung tâm dạy nghề.
  • Doanh nghiệp, tổ chức khác có chức năng và đáp ứng đủ yêu cầu, điều kiện có thể xin giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

Như vậy hiện tại, để thực hiện hoạt động đào tạo, tuyển sinh và cấp chứng chỉ trình độ sơ cấp thì Quý khách hàng có thể lựa chọn phương án Thành lập trung tâm dạy nghề hoặc chỉ cần xin giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

thành lập trung tâm dạy nghề nấu ăn
Làm thế nào để được cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề ?

3. Phương án: Xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở có thể không thành lập trung tâm mà chỉ cần Xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3.1. Điều kiện xin giấy chứng nhận thành lập trung tâm dạy nghề

  • Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
  • Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;
  • Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định trên, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.

3.2. Thành phần hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề

  • Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Bản sao quyết định thành lập/ Cho phép thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các giấy tờ chứng minh;
  • Điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

4. Phương án: Thành lập trung tâm dạy nghề

4.1. Điều kiện thành lập trung tâm dạy nghề

Trung tâm dạy nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập khi có đề án thành lập và phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với  trung tâm dạy nghề công lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập khi thành lập;
  • Quy mô tối thiểu: 150 học sinh / năm;
  • Có địa điểm hoạt động diện tích tối thiểu là 1.000 m2;
  • Có nguồn vốn đầu tư hợp pháp ít nhất là 05 tỷ đồng (không bao gồm giá trị về đất đai);
  • Đáp ứng các yêu cầu khác (cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhân sự…)

4.2. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm dạy nghề

  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề soạn 1 bộ hồ sơ đầy đủ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 

4.3. Thành phần hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề

  • Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Đề án thành lập;
  • Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng trung tâm dạy nghề;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, hợp đồng thuê nhà và các giấy tờ pháp lý liên quan (còn thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ thời điểm nộp hồ sơ);
  • Văn bản xác nhận khả năng tài chính;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.

Đối với  trung tâm dạy nghề công lập cần phải có:

  • Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư;
  • Hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
  • Hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng.

4.4. Quy trình thành lập trung tâm dạy nghề

Bước 1: Xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề.

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 

5. Căn cứ pháp lý thành lập trung tâm dạy nghề

  • Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
  • Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
  • Nghị định số 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
  • Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
  • Nghị định số 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật giáo dục nghề nghiệp;
  • Văn bản hợp nhất 975/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Trên đây là những thông tin Apexlaw Việt Nam đã chọn lọc để giải đáp những vấn đề của Quý khách hàng xoay quanh thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề. Nếu có thông tin nào chưa rõ liên quan đến Thủ tục trên hay bất kì vướng mắc nào, Quý khách hàng hãy liên hệ với Apexlaw Việt Nam để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách chi tiết nhất.

Những thắc mắc thường gặp của Quý khách hàng về thủ tục “Thành lập trung tâm dạy nghề”

Câu 1: Tại thời điểm xin giấy phép  trung tâm dạy nghề chúng tôi có đáp ứng đủ các điều kiện và đã được cấp phép hoạt động. Nhưng trong quá trình hoạt động, một trong số các điều kiện chúng tôi không còn đáp ứng được nữa thì có sao không?

Trả lời: 

Việc không đảm bảo các điều kiện hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của trung tâm sau khi được cấp phép là một trong các trường hợp có thể bị đình chỉ hoạt động quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP.

Câu 2:  Trung tâm dạy nghề của tôi do khó khăn về kinh tế nên không thể tiếp tục hoạt động nữa, vậy chúng tôi có bị thu hồi lại giấy chứng nhận không hay chúng tôi vẫn được giữ giấy phép cho đến thời điểm có thể hoạt động trở lại. 

Trả lời:

Khoản 18 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP có quy định về trường hợp trung tâm không tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị thu hồi chứng nhận. Như vậy, giấy chứng nhận của Quý khách hàng có thể không bị thu hồi ngay, mà sau thời hạn 24 tháng không hoạt động mới bị thu hồi. 

Câu 3: Trung tâm có quy định về số lượng giáo viên không?

Trả lời:

Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỷ lệ tối đa 25 học sinh/ giáo viên. Đối với ngành nghề năng khiếu thì phải đảm bảo tỷ lệ tối đa 15 học sinh/ giáo viên. Đảm bảo có 1 giáo viên cơ hữu. Các giáo viên thỉnh giảng cũng phải đáp ứng các điều kiện như giáo viên cơ hữu. 

Câu 4: Nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy nghề được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo Theo hướng dẫn Công văn số 32107/CTHN-TTHT năm 2023 về nghĩa vụ thuế đối với trung tâm dạy học dạy nghề

=> Đối với các hoạt động giảng dạy, đào tạo của trung tâm dạy nghề thì phải kê khai tính nộp thuế TNDN theo tỷ lệ là 2%.

=> Đối với trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ thì khi thu tiền đào tạo lái xe của học viên, đơn vị lập hóa đơn GTGT để giao cho học viên. Trường hợp, đơn vị cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất” Đơn vị thể hiện là KCT.

Câu 5: Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP về thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

=> Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm dạy nghề trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trên địa bàn.

=> Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền cho phép thành lập đối với trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức đó.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335