Phân Loại Giấy Phép Kinh Doanh Rượu

5/5 - (1 bình chọn)
Phân loại giấy phép kinh doanh rượu theo quy định hiện hành

Phân Loại Giấy Phép Kinh Doanh Rượu

Kinh doanh rượu được chia thành nhiều loại hình khác nhau gồm phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Việc phân biệt được các thủ tục này sẽ giúp các Doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi. Trong bài viết: “Phân loại giấy phép kinh doanh rượu”, Apexlaw Việt Nam sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan nhất về 4 hoạt động này.

1. Giấy phép kinh doanh rượu là gì?

Giấy phép kinh doanh rượu là một loại giấy phép mà doanh nghiệp cần phải thực hiện xin cấp phép trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên.

Giấy phép kinh doanh rượu được luật định bao gồm:

  • Giấy phép phân phối rượu;
  • Giấy phép bán buôn rượu;
  • Giấy phép bán lẻ rượu;
  • Bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ.

=>Xem thêm: Thủ tục Xin Giấy phép Phân phối rượu Mới nhất – Tại đây

2. Phân loại giấy phép kinh doanh rượu 

2.1. Giấy phép phân phối rượu – Phân loại giấy phép kinh doanh rượu

Quyền khi được cấp giấy phép

  • Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung được ghi nhận trong giấy phép;
  • Cung cấp rượu cho thương nhân có nhu cầu mua rượu để xuất khẩu;
  • Cung cấp rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn được cấp phép;
  • Được phép trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân tại các tỉnh, thành phố được cấp phép.

Ví dụ: Công ty A sau khi xin giấy phép phân phối rượu sẽ được: Nhập khẩu khẩu rượu từ nước ngoài về , mua rượu từ các đơn vị phân phối hoặc sản xuất rượu trong nước; Bán buôn rượu từ 2 tỉnh thành trở lên; được bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Điều kiện để được cấp phép hoạt động

  • Các sản phẩm rượu dự kiến thực hiện kinh doanh đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo luật định;
  • Thương nhân có hệ thống phân phối rượu nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (trong đó đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính);
  • Tại mỗi địa bản thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh cần có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu;
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của chính thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu hiện tại ở nước ngoài;
  • Tuân thủ các yêu cầu về điều kiện phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

  • Bộ Công thương.

2.2. Giấy phép bán buôn rượu – Phân loại giấy phép kinh doanh rượu

Quyền khi được cấp giấy phép

  • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân bán buôn rượu khác, thương nhân phân phối rượu;
  • Được phép Bán rượu cho các đơn vị trên phạm vi địa bàn các tỉnh
  • Cung cấp rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn được cấp phép.

Ví dụ: Công ty B sau khi có giấy phép bán buôn rượu sẽ được: Mua rượu của đơn vị sản xuất rượu trong nước, đơn vị phân phối rượu hoặc đơn vị bán buôn rượu; Bán rượu cho các đơn vị bán buôn hoặc bán lẻ trên phạm vi tỉnh cấp phép; Bán lẻ rượu tại cơ sở hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ. (Lưu ý: không được nhập khẩu rượu từ nước ngoài hoặc bán rượu nằm ngoài 01 tỉnh được cấp phép).

Điều kiện để được cấp phép hoạt động

  • Đã có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương, Tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong đó có ít nhất một thương nhân bán lẻ rượu;
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc hợp pháp của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân bán buôn rượu khác, thương nhân phân phối rượu;
  • Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp đã thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để thực hiện hoạt động kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép:

  • Sở Công thương
Phân loại giấy phép kinh doanh rượu
Doanh nghiệp cần phân loại giấy phép kinh doanh rượu để xin giấy phép phù hợp, hợp pháp từ đó thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả, thuận lợi.

2.3. Giấy phép bán lẻ rượu Phân loại giấy phép kinh doanh rượu

Quyền khi được cấp giấy phép

  • Được phép mua rượu từ thương nhân phân phối rượu, thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân bán buôn rượu;
  • Được phép bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.

Ví dụ: Công ty C sau khi được cấp giấy phép bán lẻ rượu sẽ được: Bán rượu trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh hoặc bán cho các đơn vị bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Điều kiện để được cấp phép hoạt động

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh đã được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật;
  • Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định và có địa chỉ rõ ràng;
  • Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân phân phối rượu, thương nhân sản xuất rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu;
  • Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

  • Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2.4. Cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Quyền khi được cấp phép

  • Được phép mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu;
  • Được phép bán rượu trực tiếp cho người mua với mục đích tiêu dùng các địa điểm của thương nhân.

Ví dụ: Công ty D là nhà hàng có  bán thêm rượu cho khách hàng tới dùng món tại nhà hàng (Lưu ý: phải xin cam kết bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ và khách hàng không được mua mang về).

Điều kiện để được cấp phép hoạt động

  • Được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ cụ thể rõ ràng;
  • Rượu phục vụ mục đích tiêu dùng tại chỗ cần được cung cấp bởi thương nhân có giấy phép sản xuất rượu, phân phối, bán lẻ hoặc bán buôn rượu;
  • Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Trong trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để có thể bán tiêu dùng tại chỗ cần có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

  • Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Văn bản pháp luật quy định về kinh doanh rượu

  • Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất , buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trên đây, Apexlaw Việt Nam đã đưa ra những thông tin liên quan đến quyền khi được cấp phép, điều kiện để được cấp phép hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp phép của các hoạt động Kinh doanh rượu.

Rất mong rằng, với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế xử lý vụ việc, Apexlaw Việt Nam đã gửi đến Quý khách hàng và Quý bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến phân loại giấy phép kinh doanh rượu, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ
090 1799 335