Nội Dung Bài Viết
Thủ Tục Quảng Cáo Phân Bón, Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón được đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Cùng với đó, để tiến hành hoạt động quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cần thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Apexlaw Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng và Bạn đọc bài viết: “Thủ tục quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật”. Trong bài viết sẽ là những thông tin liên quan cũng như lưu ý khi thực hiện thủ tục này.
1. Thẩm quyền cấp phép quảng cáo thuốc phân bón, bảo vệ thực vật
Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
Cục bảo vệ thực vật sẽ cấp Giấy xác nhận nội dung của hoạt động quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị đầu cuối, thiết bị điện tử, các thiết bị viễn thông khác, bản ghi âm, các sản phẩm in ấn, bản ghi hình và những thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc.
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện dưới đây:
- Bảng quảng cáo, biển hiệu, băng rôn, hộp đèn, màn hình quảng cáo;
- Hội chợ, hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện, chương trình văn hóa, triển lãm, thể thao;
- Trang thông tin điện tử, báo chí, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối, các sản phẩm in, bản ghi hình, ghi âm và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
- Người truyền tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
- Phương tiện giao thông;
- Những phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật.
Quảng cáo Phân bón
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo phân bón là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Điều kiện xin giấy phép quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
2.1. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức có đề nghị đăng ký hoạt động quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cần có Giấy chứng nhận kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể:
Mã ngành 4669: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác được sử dụng trong nông nghiệp.
Tổ chức đã có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Nội dung của quảng cáo yêu cầu cần phải có đầy đủ những nội dung sau:
- Tính năng, công dụng cùng những điều cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
- Tên của thương phẩm, tên của hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật;
- Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký, phân phối;
- Hướng dẫn sử dụng chi tiết;
- Những cảnh báo về mức độ nguy hiểm cũng như tính độc hại của sản phẩm, chỉ dẫn phòng ngừa những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.
2.2. Quảng cáo phân bón
- Tổ chức đưa ra đề nghị đăng ký quảng cáo cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã ngành nghề kinh doanh phân bón, tương tự như mã ngành kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đã nêu ở trên;
- Cần đảm bảo có giấy chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc có văn bản tự công bố chất lượng của sản phẩm;
- Nội dung của quảng cáo cần phù hợp với giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng của sản phẩm.
3. Hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo phân bón, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
3.1. Hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Bản chính đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản chính sản phẩm quảng cáo (có thể thể hiện sản phẩm quảng cáo bằng âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, biểu tượng, chữ viết, màu sắc, ánh sáng và những hình thức tương tự khác;
- Bản chính danh sách báo cáo viên, trong đó có ghi đầy đủ những thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (trong trường hợp hội thảo, hội chợ, tổ chức triển lãm, tổ chức sự kiện, chương trình thể thao, văn hóa);
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
3.2. Hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo phân bón
- Bản chính giấy xác nhận nội dung quảng cáo Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo cần có giá trị hợp pháp trên toàn quốc;
- Bản sao Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
- Bản chính 02 kịch bản quảng cáo và file ghi hình, file điện tử ghi âm hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình cũng như những phương thức quảng cáo (ngoại trừ những quảng cáo được thực hiện thông qua hình thức hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện);
- Trường hợp thực hiện quảng cáo thông qua hình thức hội nghị, tổ chức sự kiện, hội thảo cần có: chương trình (cần ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức quảng cáo; nội dung báo cáo cùng tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh cùng trình độ chuyên môn của báo cáo viên.
4. Trình tự cấp phép quảng cáo phân bón – thuốc bảo vệ thực vật
4.1. Trình tự cấp phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp bộ hồ sơ đến Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọ và bảo vệ thực vật.
Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận và tiến hành thẩm định và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc;
Lưu ý, Trong trường hợp cơ quan chức năng không cấp văn bằng thì cần có một văn bản nêu rõ lý do.
4.2. Trình tự cấp phép quảng cáo phân bón
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Tùy trường hợp nhất định);
Bước 2: Cơ quan chức năng trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan thực hiện tiếp nhận sẽ cần trả lời ngay khi cá nhân, tổ chức đến nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ bưu chính hoặc nộp Online: Cơ quan chức năng cần xem xét hồ sơ và cần phản hồi trong thời hạn không quá 2 ngày.
Bước 3: Thẩm định và gửi văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Cơ quan chức năng tiếp nhận và tiến hành thẩm định và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc.
Lưu ý, Trong trường hợp cơ quan chức năng không cấp văn bằng thì cần có một văn bản nêu rõ lý do.
4. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện
- Tư vấn chi tiết những vấn đề pháp lý cũng như những khía cạnh pháp luật liên quan đến quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam;
- Hướng dẫn Quý khách hàng tự xây dựng và đánh giá tính pháp lý của nội dung quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trước khi triển khai thủ tục;
- Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ đúng theo quy định pháp luật;
- Đại diện Quý khách hàng trực tiếp nộp bộ hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Theo dõi và thực hiện giải trình về hồ sơ đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật;
- Trực tiếp bàn giao kết quả của Giấy phép cùng bộ hồ sơ cần lưu tại cơ sở;
- Hướng dẫn quý khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ, giấy tờ khi phát sinh vấn đề trong quá trình hậu kiểm.
5. Thời gian thực hiện
10 đến 15 ngày làm việc
6. Hiệu lực của Giấy phép quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật: có thời hạn được xác định theo thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký.
Giấy phép quảng cáo Phân bón: Giấy phép quảng cáo phân bón sẽ có thời hạn xác định theo thời hạn của Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
7. Căn cứ pháp lý
- Luật quảng cáo được ban hành năm 2012;
- Nghị định 181 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật quảng cáo;
- Luật Trồng trọt năm 2018;
- Nghị định 84 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.
Hoạt động quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có thể đưa sản phẩm tiếp cận đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Pháp luật có đặt ra các quy định chặt chẽ liên quan đến hoạt động này, đơn vị quảng cáo muốn hoạt động quảng cáo của mình diễn ra thuận lợi và hợp pháp thì cần nắm chắc các quy định này.
Trong bài viết “Thủ tục quảng cáo phân bón, thuốc bảo vệ thực vật”, Apexlaw Việt Nam đã gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thủ tục này, nếu còn vướng mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.