Quảng Cáo Thực Phẩm Cho Chế Độ Ăn Đặc Biệt

Đánh giá
thẩm quyền cấp phép quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt

Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt là những thực phẩm có thể đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng.

Hiện nay, có nhiều tổ chức, cá nhân đang thực hiện kinh doanh loại thực phẩm này có nhu cầu quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt để tiếp cận nhiều khách hàng hơn nhưng chưa biết cần thực hiện những bước nào.

Trong bài viết này Apexlaw Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến “Thủ tục quảng cáo thực phẩm cho cho chế độ ăn đặc biệt”.

1. Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt là gì?

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt có tên tiếng Anh là “Food for Special Dietary Uses” dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX).

Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và Doanh nghiệp phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Quy định về quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt

Thủ tục đăng ký quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt là thủ tục mà doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện để sản phẩm có thể quảng cáo trên thị trường Việt Nam.

Căn cứ Điều 43 của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12:

  • Việc quảng cáo thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
  • Trước khi đăng ký quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm cần quảng cáo phải gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xác nhận nội dung quảng cáo;
  • Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

Như vậy, việc thực hiện quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt trên thị trường chỉ được thực hiện khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dù là sản phẩm sản xuất trong nước hay sản phẩm nhập khẩu.

3. Hồ sơ xin giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt cần cung cấp đầy đủ hồ sơ đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

  • Đơn Đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Mẫu nhãn sản phẩm ( Bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với quảng cáo trên các phương tiện như tờ rơi, báo chí thì phải có maket (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, báo chí phải đảm bảo đúng tác dụng sản phẩm đã công bố; phải có maket (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Đối với quảng cáo TVC phải có kèm theo kịch bản và file video quảng cáo;
  • Đối với quảng cáo truyền thanh phải có kèm theo kịch bản và file voice ( file ghi âm) ;
Giấy phép quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt
Quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt là thủ tục cần thực hiện tại Cục An toàn thực phẩm

4. Nội dung quảng cáo Thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt

Căn cứ Điều 4 Chương 2 Thông tư 08/2013/TT-BYT: Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, poster, áp phích, truyền thanh, truyền hình phải bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố; ngoài các nội dung đã công bố, nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung sau:

  • Tên sản phẩm;
  • Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
  • Tác dụng của sản phẩm (nếu có);
  • Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt).

=> Xem thêm: Thủ Tục Công Bố Thực Phẩm Chức Năng – Tại đây

5. Trình tự xin giấy phép quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt

Bước 1: Gửi hồ sơ đã đầy đủ tài liệu pháp lý theo quy định về Chi Cục An toàn thực phẩm.

Bước 2: Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

Bước 3: Trả Giấy tiếp nhận bản công bố cho cơ tổ chức, cá nhân.

Hiện nay việc đăng ký hồ sơ với Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đang được đăng ký dưới dạng khai báo điện tử. Toàn bộ các giấy tờ đăng ký hồ sơ được Chi Cục xem xét, trả thông tin dưới dạng văn bản điện tử. Mỗi công ty, tổ chức/ cá nhân sẽ có một tài khoản đăng ký hồ sơ riêng.

Trong tài khoản đó, mọi thông tin cập nhật về hồ sơ, về yêu cầu bổ sung/ đính chính sẽ được Chi Cục gửi trên trang này và vào địa chỉ email của công ty, tổ chức/ cá nhân đứng ra đăng kí. Việc thay đổi, chỉnh sửa cũng sẽ được sửa trực tiếp trên tài khoản của công ty. Hồ sơ được Chi Cục duyệt cũng sẽ được xuất từ tài khoản này.

6. Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt tại Apexlaw Việt Nam

  1. Tư vấn chi tiết, đầy đủ những thông tin pháp lý cùng những khía cạnh pháp luật có liên quan đến hoạt động Quảng cáo thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt;
  2. Hướng dẫn quý khách hàng xây dựng và đánh giá tính hợp pháp của quảng cáo trước khi trước khi thực hiện thủ tục;
  3. Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật;
  4. Đại diện cho Quý khách hàng trực tiếp nộp bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  5. Theo dõi, đồng thời giải trình về hồ sơ theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  6. Nhận giấy xác nhận của nội dung quảng cáo thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt;
  7. Bàn giao kết quả Giấy phép và bộ hồ sơ cần lưu lại tại cơ sở;
  8. Hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ, giấy tờ cần có theo quy định pháp luật trong quá trình hậu kiểm.

7. Thẩm quyền cấp phép quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt

Chi Cục An toàn thực phẩm.

8. Cơ sở pháp lý

  • Luật quảng cáo được ban hành năm 2012;
  • Nghị định 181 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật quảng cáo;

Hiện nay trên thị trường không khó để người tiêu dùng có thể tìm kiếm được các loại thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt thông qua các chiến dịch quảng cáo của các tổ chức, cá nhân. Nhưng làm sao để xác định sản phẩm nào được phép quảng cáo, sản phẩm nào đang thực hiện quảng cáo chui để dễ dàng lựa chọn hơn.

Qua bài viết “Thủ tục quảng cáo thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt”, hi vọng rằng Apexlaw Việt Nam đã gửi đến cho Quý bạn đọc, Quý khách hàng những thông tin hữu ích liên quan đến các loại thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt.

Tư vấn pháp luật đầu tư ra nước ngoài
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Apexlaw Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, nhanh chóng
090 1799 335