Rủi Ro Pháp Lý Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

Đánh giá
Rủi ro pháp lý khi thành lập doanh nghiệp có thể gặp phải theo kinh nghiệm làm việc

Rủi Ro Pháp Lý Khi Thành Lập Doanh Nghiệp

Để có thể hoạt động và duy trì hoạt động ổn định theo thời gian, hạn chế các rủi ro pháp lý khi thành lập, các doanh nghiệp cần phải trang bị những kiến thức pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Vậy những rủi ro pháp lý khi thành lập doanh nghiệp có thể gặp phải là gì, cùng Apexlaw Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế – Rủi ro pháp lý khi thành lập doanh nghiệp

1.1. Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế khi nào?

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế là việc mã số thuế của doanh nghiệp bị ngưng hoạt động tạm thời trên hệ thống của cơ quan thuế do doanh nghiệp vi phạm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Sau khi thành lập, các vi phạm chủ yếu doanh nghiệp mắc phải dẫn đến bị đóng mã số thuế bao gồm:

  • Doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm trụ sở chính trong đăng ký kinh doanh. Khi cơ quan thuế đến kiểm tra, không có treo biển công ty hoặc không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ trụ sở thì sẽ bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
  • Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế trong một hoặc nhiều kỳ liên tiếp khi đến hạn nộp;
  • Doanh nghiệp không nộp tiền thuế khi có phát sinh thuế;
  • Doanh nghiệp không phản hồi thông báo thuế của cơ quan thuế quá 3 lần;

1.2. Những ảnh hưởng của việc bị đóng mã số thuế tới hoạt động của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, các hoạt động liên quan đến thuế của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp không thể thực hiện được các hoạt động sau:

  • Không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi có hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Không nộp được các loại báo cáo tài chính, quyết toán thuế, tờ khai thuế trên trang Thuế điện tử;
  • Không được làm các thủ tục thay đổi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư.

Ngoài ra doanh nghiệp còn bị xử phạt hành chính. Khi bị đóng mã số thuế doanh nghiệp không thể tiến hành nộp thuế, tờ khai thuế, báo cáo thuế. Do đó doanh nghiệp sẽ phải chịu các khoản tiền phạt do chậm nộp tờ khai, báo cáo thuế, tờ khai lệ phí môn bài. Doanh nghiệp có thể bị phạt từ 2 triệu đồng đến 25 triệu đồng tùy thuộc vào số ngày chậm nộp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải nộp tiền phạt chậm nộp các loại thuế, lệ phí phát sinh (nếu có) trong thời gian bị đóng mã số thuế.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có thể bị yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ về thuế.

=> Xem thêm: Hướng dẫn Thủ tục thành lập doanh nghiệp toàn quốc – Tại đây

2. Doanh nghiệp chậm thực hiện kê khai thuế – Rủi ro pháp lý khi thành lập Doanh nghiệp

Doanh nghiệp chậm thực hiện kê khai thuế hoặc chậm nộp thuế là việc doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế, nộp thuế khi quá thời hạn kê khai thuế, nộp thuế. Doanh nghiệp có hành vi không kê khai thuế do chậm nộp hồ sơ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

  • Đối với trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế quá thời hạn 01 – 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt cảnh cáo
  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế quá thời hạn từ 01 – 30 ngày: bị phạt tiền từ 2 triệu – 5 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế quá thời hạn từ 31 – 60 ngày: bị phạt tiền từ 5 triệu – 8 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp hộp hồ sơ kê khai thuế quá thời hạn từ 61 – 90 ngày; nộp hồ sơ kê khai thuế quá hạn trên 90 ngày hoặc không nộp hồ sơ kê khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp các phụ lục đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: bị phạt từ 8 triệu – 15 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra, thanh tra hoặc lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế: phạt tiền từ 15 triệu – 25 triệu đồng.
Rủi ro pháp lý khi thành lập doanh nghiệp có thể gặp phải
Những Rủi ro pháp lý khi thành lập doanh nghiệp có thể mắc phải

3. Doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở chính – Rủi ro pháp lý khi thành lập Doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh tại nơi đăng ký trụ sở chính không chỉ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nhận giấy tờ, thông báo từ cơ quan nhà nước và đối tác kinh doanh mà còn giúp cho cơ quan nhà nước thuận lợi trong việc quản lý. Doanh nghiệp bắt buộc phải hoạt động tại nơi đăng ký trụ sở kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không đúng với địa điểm trong đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý sau:

  • Bị xử phạt vi phạm hành chính: doanh nghiệp bị phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu đồng nếu kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu hình phạt bổ sung là tước giấy phép kinh doanh từ 01 – 03 tháng nếu có hành vi tái phạm, vi phạm nhiều lần;
  • Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế. Những ảnh hưởng khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, APEXLAW đã trình bày ở mục 1.2;
  • Doanh nghiệp không sử dụng được hóa đơn điện tử nếu địa chỉ kinh doanh không đúng với địa chỉ kinh doanh trên đăng ký kinh doanh;
  • Không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng;
  • Không được hạch toán các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với các khoản chi phí phát sinh từ địa điểm mà doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh thì sẽ không được tính là các khoản chi phí được trừ vì không có đủ hóa đơn, chứng từ.

Ngoài ra, liên quan đến trụ sở chính, doanh nghiệp bắt buộc phải đặt biển hiệu tại trụ sở chính. Trong trường hợp không đặt biển hiệu ở trụ sở chính, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

4. Các trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định năm trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  • Doanh nghiệp do các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp (quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020) thành lập nên;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không có thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo yêu cầu của Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến công ty để tránh những rủi ro pháp lý khi thành lập doanh nghiệp. Hi vọng với những chia sẻ trên, Apexlaw Việt Nam có thể giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm được các quy định pháp luật, tránh được các rủi ro pháp lý không mong muốn.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ
090 1799 335