Sở Hữu Trí Tuệ AI – Góc Nhìn Pháp Lý

Đánh giá
Sở hữu trí tuệ AI

Bảo vệ sở hữu trí tuệ AI – Bảo vệ đối với sản phẩm do AI tạo ra – Góc nhìn pháp lý trên Thế Giới

Theo những nghiên cứu pháp luật về sở hữu trí tuệ của rất nhiều quốc gia trên Thế Giới. Chưa có một Văn bản pháp luật nào công nhận trí tuệ nhân tạo (AI) có tư cách tương đương các chủ thể bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác. Nói cách khác, các sản phẩm do AI tạo ra hiện nay chưa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Vậy trong trường hợp tranh chấp xảy ra thì xử lý như thế nào?. Apexlaw Việt Nam xin được đưa ra những thông tin tổng hợp liên quan đến vấn đề này trong bài viết: “Bảo vệ sở hữu trí tuệ AI – Bảo vệ đối với sản phẩm do AI tạo ra – Góc nhìn pháp lý trên Thế Giới”

1. Tiềm năng của Chat GPT – Sở hữu trí tuệ AI

Một điều không thể phủ nhận là Chat GPT cũng như các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu. Ai cũng nhìn ra được tiềm năng phát triển của chúng và lợi ích của chúng đem lại đối với công việc, học tập.

Có thể thấy, công nghệ đang tiến bộ rất nhanh chóng. Cuối năm 2022, đầu năm 2023, Hãng công nghệ Open Ai đã giới thiệu sản phẩm Chatbot GPT có thểt trả lời được các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bên cạnh đó có thể viết báo cáo, viết bài luận, Vẽ tranh, tạo ra các file thiết kế đơn giản…

Cho đến nay, Chat GPT đã có đến hơn 100 triệu người dùng ở trên toàn thế giới và đã tạo ra một cơn sốt công nghệ cho người dùng. Có những người thậm chí cho rằng Chat bot này có thể thay thế gần như hoàn toàn công việc của con người trong lĩnh vực, báo chí – truyền hình, truyền thông đa phương tiện, hành chính…

Trong trường hợp đó, nếu không nhanh chóng học cách sử dụng chat GPT thì hoàn toàn có thể bị đào thải khỏi thị trường lao động.

Việc phát triển những sản phẩm công nghệ AI theo đó cũng mang theo những vấn đê pháp lý liên quan, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ AI. Vậy hiện nay, pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định như nào về Sở hữu trí tuệ AI.

2. Pháp luật Thế giới về Sở hữu trí tuệ AI

Đã xuất hiện những Quốc gia công nhận – điều chỉnh lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hiện nay, hầu hết các luật điều chỉnh sở hữu trí tuệ trên thế giới đều chưa công nhận trí tuệ nhân tạo AI là một đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay nói cách khác đi thì toàn bộ những sản phẩm do AI tạo ra đề không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vẫn có một số ít quốc gia công nhận quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm được tạo ra từ AI.

Việc không công nhận quyền sở hữu trí tuệ cho AI về mặt nào đó, nó hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ tỉ dụ như để tạo ra một bức ảnh bằng AI, chúng ta cần tạo một dòng Promt, từ đó Chat GPT sẽ đọc hiểu dòng lệnh đó để tạo ra bức tranh theo ý hiểu của Chat GPT.

Ví dụ ta có thể nhập dòng Promt là : “Vẽ cho tôi một bức tranh tuyệt đẹp, với chủ đề trọng tâm là mùa xuân, thể hiện được sự sinh sôi của cây cỏ, bức tranh có độ phân giải cao nhất”.

Thì việc tạo ra một dòng Promt tương tự là hoàn toàn dễ thực hiện, vậy làm sao để xác nhận được tính độc nhất của một tác phẩm nghệ thuật, làm sao để xác minh được tác phẩm nào được tạo ra sớm hơn, làm sao để xác nhận ai sao chép sản phẩm của ai là những vấn đề rất khó thực hiện.

Sở hữu trí tuệ AI
Các bức tranh được tạo ra từ AI nhìn gần giống nhau – Gây khó khăn trong việc bảo vệ Sở hữu trí tuệ AI

Sở hữu trí tuệ AI tại Úc

Điển hình như tại Úc, luật pháp hiện hành của nước này không công nhận AI là tác giả đối với các sản phẩm do AI tạo ra. Căn cứ theo mục 32 của Đạo luật Bản quyền 1968 quy định: “quyền tác giả tồn tại trong một tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch hoặc nghệ thuật gốc mà tác phẩm chưa được xuất bản và tác giả là cư dân hoặc công dân sinh sống tại Úc”.

Nói cách khác, quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và sáng chế do AI tạo ra hiện nay không được đề cập trong luật Sở hữu trí tuệ của Úc.

Những thông tin liên quan đến Sở hữu Trí tuệ – Xem thêm tại đây

Sở hữu trí tuệ AI tại Mỹ – Hiệp Chúng Quốc Hoa Kì

Đối với nước Mỹ, với một quan điểm rằng Luật bản quyền chỉ được sử dụng hướng đến mục đích bảo vệ thành công lao động bằng trí óc của nhân loại, đồng thời bảo vệ những giá trị sáng tạo do chính con người tạo ra. Cục Bản quyền Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố họ sẽ chỉ cho phép đăng ký quyền tác giả đối với những tác phẩm có được do quá trình hoạt động của chính con người tạo nên.

Theo đó, bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra bằng AI sẽ không được công nhận, tất cả các đơn đăng ký quyền tác giả đối với sản phẩm được tạo ra từ AI sẽ bị từ chối.

Tuy nhiên, trên thế giới vẫn có trường hợp ngoại lệ, một số quốc gia như Ấn Độ, Anh, New Zealand, Hồng Kông, Ireland, hệ thống luật Sở hữu trí tuệ lại đã trao quyền tác giả cho chính những lập trình viên – người trực tiếp tạo ra các chương trình AI.

Sở hữu trí tuệ AI tại Vương Quốc Anh 

Đối với Vương Quốc Anh, khái niệm liên quan đến bảo hộ các tác phẩm ro AI tạo ra đã được nhắc đến rất sớm, điều này đã được quy định từ năm 1988, thể hiện trong đạo luật về Bản quyền, Kiểu dáng và bằng sáng chế năm 1988 (CDPA).

Xét theo Điều 9 của CDPA ban hành năm 1988 có nêu: Trong trường hợp một vở kịch, một tác phẩm văn học, một bài hát hay nghệ thuật được tạo ra từ máy tính, tác giả sẽ chính là người sắp xếp cần thiết quyết định đến việc tạo ra tác phẩm được thực hiện.

Trong Điều 9 CDPA 1988 có nêu rằng: “Trong trường hợp tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hay nghệ thuật được tạo ra từ máy tính, tác giả sẽ là người sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm được thực hiện”. Có thể thấy cách tiếp cận này đã hướng đến hoạt động ghi nhận quyền tác giả cho những người đã tạo nên các chương trình máy tính nhất định (lập trình viên).

Điều 178 của CDPA cũng làm rõ khái niệm của tác phẩm do máy tính tạo ra được định nghĩa là: “Một tác phẩm được tạo nên bằng máy tính trong tất cả các trường hợp tác giả không là con người.

Không thể phủ nhận cách tiếp cận này của Vương Quốc Anh là một cách tiếp cận khá rộng mở để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến các sản phẩm tạo ra từ AI. Tuy nhiên, việc công nhận quyền tác giả đối với các tác phẩm này phần nào đó đã khiến các chuyên gia trong lĩnh vực này có những hoài nghi.

Với một quan điểm khẳng định chính quyền tác giả sẽ là một công cụ chính để bảo vệ được các giá trị được sáng tạo ra bởi con người, giá trị này thuộc về sự sáng tạo từ hoạt động lao động trí óc, khi công nhận quyền tác giả cho những sản phẩm được tạo ra chính bởi máy móc này được coi là một sự công bằng cho tác giả, bởi lẽ họ sử dụng chính trí tuệ của mình để có thể sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thực sự…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bắt đầu từ năm 2019, WIPO – Một tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đã có những thảo luận ban đầu về sự ảnh hưởng của AI đến với hệ thống của sở hữu trí tuệ toàn cầu. Trong đó, tổ chức này đã có thể định hình được một số vấn đề tương đối nổi cộm và thực hiện kêu gọi các quốc gia cùng tham gia để thảo luận và cho ý kiến, cụ thể là:

  • Việc quy định loại công nghệ AI nào mới chính là đối tượng được bảo hộ sáng chế;
  • Cách diễn giải và có thể áp dụng được 3 tiêu chí đánh giá khả năng có thể bảo hộ sáng chế khi thực hiện thẩm định công nghệ AI
  • Đặt ra vấn đề có nên bổ sung pháp luật, sửa đổi quy định liên quan đến sáng chế để có thể phù hợp với những đặc điểm riêng biệt của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI hay là không.

Trên đây là những thông tin được tổng hợp bởi đội ngũ Luật sư của Apexlaw Việt Nam liên quan đến vấn đề: “Bảo vệ sở hữu trí tuệ Ai – Bảo vệ với sản phẩm do AI tạo ra – Góc nhìn pháp lý trên Thế Giới”. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn mới về Bảo vệ sở hữu trí tuệ AI. Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến Sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với chúng tôi. Apexlaw Việt Nam luôn sẵn sàng cố vấn, hỗ trợ miễn phí khách hàng.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

 

090 1799 335