Giải Thể Doanh Nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)
giải thế doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi thành lập cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật, thì khi muốn giải thể công ty, giải thể  doanh nghiệp cũng cần thực hiện theo đúng luật định về giải thể doanh nghiệp. Nhận thấy đây là một thủ tục phức tạp, gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện. Vì vậy, Apexlaw Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng bài viết dưới đây để doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.

1. Khái niệm giải thể doanh nghiệp

Pháp luật Việt Nam chưa có quy phạm cụ thể định nghĩa về thuật ngữ giải thể doanh nghiệp nhưng khi xem xét khoản 1 điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 và khoản 6 điều 41 của nghị định 01/2021/NĐ-CP thì có thể thấy việc giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt tư cách pháp nhân, chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp, có thể do ý chí của chính doanh nghiệp hoặc giải thể do ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành của hệ thống pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp trong trường hợp thời hạn hoạt động thể hiện trên điều lệ công ty đã kết thúc mà doanh nghiệp không có quyết định gia hạn.
  • Thứ hai, doanh nghiệp giải thể do quyết định, nghị quyết của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, theo nghị quyết của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu đối với loại hình doanh nghiệp TNHH, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.
  • Thứ ba, trong thời hạn 06 tháng liên tục mà công ty không đáp ứng đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định nhưng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Thứ tư, doanh nghiệp giải thể khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi lại giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

3. Điều kiện thực hiện giải thể doanh nghiệp

Để một doanh nghiệp giải thể được cần đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau theo quy định của pháp luật:

Đầu tiên, doanh nghiệp phải thuộc một trong bốn trường hợp phải giải thể doanh nghiệp đã được trình bày ở mục hai.

Thứ hai, doanh nghiệp cần đảm bảo các khoản nợ đã được thanh toán hết, các nghĩa vụ khác về tài sản đã hoàn thành và đảm bảo không phát sinh tranh chấp tại toà án hoặc cơ quan trọng tài thương mại.

4. Hồ sơ thực hiện giải thể doanh nghiệp

  • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với doanh nghiệp có loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với doanh nghiệp có loại hình là công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với doanh nghiệp được thành lập dưới loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Phương án giải quyết nợ của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp đã có).
  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp theo mẫu được ban hành kèm theo tại phụ lục II-22 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, trong đó bao gồm cả thanh toán hết các khoản nợ liên quan đến thuế và nợ tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

5. Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị các thành phần hồ sơ đã liệt kê ở mục 4 với số lượng một bộ.

Bước 2: Doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng kí kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp.

Hồ sơ bao gồm có:

  • Thông báo về việc giải thể  doanh nghiệp theo mẫu được ban hành kèm theo tại phụ lục II-22 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Phương án giải quyết nợ của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp đã có).

Doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt toàn bộ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh trước khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp Hồ sơ đăng kí giải thể doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Thông báo về việc giải thể  doanh nghiệp theo mẫu được ban hành kèm theo tại phụ lục II-22 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, trong đó bao gồm cả thanh toán hết các khoản nợ liên quan đến thuế và nợ tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

Bước 4. Nhận kết quả

“Thủ tục Thành lập Công ty Mới nhất 2023” Đọc thêm TẠI ĐÂY

6. Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp giải thể doanh nghiệp bắt buộc

Bước 1: Phòng đăng ký kinh doanh đăng tải quyết định và thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, chuyển trạng thái doanh nghiệp sang đang thực thiện giải thể và thông báo cho cơ quan thuế quản lý.

Tiến hành làm thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí giải thể doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ tương tự hồ sơ giải thể doanh nghiệp tự nguyện.

Bước 3: Nhận kết quả.

7. Các hoạt động không được phép thực hiện sau khi giải thể doanh nghiệp

Kể từ khi nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp và người quản lý của doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Cất giấu và tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
  • Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ của doanh nghiệp với các con nợ;
  • Chuyển các khoản nợ không có tài sản bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng chính tài sản của doanh nghiệp;
  • Nghiêm cấm doanh nghiệp giao kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
  • Cầm cố, thế chấp, tặng cho hoặc cho thuê tài sản của doanh nghiệp vào mục đích khác;
  • Chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực;
  • Huy động vốn dưới bất kì hình thức nào.

8. Nghĩa vụ về thuế khi giải thể doanh nghiệp

Trước khi làm thủ tục giải thể tại phòng kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ về thuế tại cơ quan thuế. Cụ thể, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo mẫu số 24/ĐK-TCT được ban hành kèm theo thông thư 105/2020/TT-BTC và các giấy tờ pháp lý khác của người làm thủ tục.

thủ tục giải thể doanh nghiệp
Nghĩa vụ Thuế khi thực hiện giải thể doanh nghiệp

9. Phạt vi phạm đối với các hành vi không thực hiện nghĩa vụ khi giải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 58 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định đối với doanh nghiệp không thực hiện thủ tục giải thể khi thời hạn hoạt động được công bố trên đăng kí kinh doanh đã hết hạn, số lượng thành viên không đủ mức tổi thiểu theo luật định trong vòng 06 tháng liên tục mà doanh nghiệp chưa thay đổi loại hình doanh nghiệp, không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của các đơn vị phụ thuộc sẽ bị phạt tiền với mức từ 20.000.000 đến 30.000.000 ngoài ra còn buộc thực hiện thủ tục giải thể và thủ tục chấm dứt hoạt động của các đơn vị phụ thuộc.

10. Hỗ trợ giải thể doanh nghiệp tại Apexlaw Việt Nam

  • Tư vấn tổng quát về toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình giải thể doanh nghiệp;
  • Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền và bàn giao lại cho khách hàng.

11. Căn cứ pháp lý giải thể doanh nghiệp

  • – Luật doanh nghiệp 2020;
  • – Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
  • – Luật quản lý thuế 2019;
  • – Thông tư 01/2022/TT-BKHĐT;
  • – Thông tư 105/2020/TT-BTC;
  • – Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

12. Lưu ý quan trọng khi thực hiện giải thể doanh nghiệp

Sau khi thông tin doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể: Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ về thuế với Cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Đối với doanh nghiệp đang sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả con dấu và Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể.


Trên đây là những nội dung cơ bản về việc giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty mà Apexlaw Việt Nam gửi đến Quý khách hàng. Apexlaw Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các nội dung liên quan để Quý khách hàng có thể thực hiện thủ tục một cách nhanh gọn và chính xác nhất.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335