Khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, cần kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau thì việc thành lập địa điểm kinh doanh là một trong những lựa chọn Quý khách hàng có thể cân nhắc. Để lựa chọn mô hình chính xác và hiệu quả, Apexlaw Việt Nam gửi tới Quý khách hàng bài viết tổng quát về thành lập địa điểm kinh doanh với các nội dung sau:
Nội Dung Bài Viết
1. Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Sau khi đã đi vào hoạt động ổn định, và có những kế hoạch phát triển riêng, phần lớn các doanh nghiệp ít nhiều đều có mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động bằng nhiều hình thức trong đó có việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh. Không ít các doanh nghiệp băn khoăn về sự khác nhau giữa hai đơn vị phụ thuộc trên.
2. Thành lập địa điểm kinh doanh là gì?
Từ những phân tích ở mục 1 có thể thấy việc thành lập địa điểm kinh doanh là một trong số các thủ tục hành chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinnh doanh của mình.
3. Chủ thể Thành lập địa điểm kinh doanh
Việc thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện với cơ quan nhà nước. Chính vì thế, chủ thể thành lập địa điểm kinh doanh là chính bản thân doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh. Cụ thể, tại điểm c Khoản 2 Điều 31 của nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định cụ thể người kí hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh kí nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh quản lý.
“Thủ tục Thành lập Công ty Mới nhất 2023” Đọc thêm TẠI ĐÂY
4. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh
– Về tên địa điểm kinh doanh:
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
- Không thuộc các trường hợp cấm
– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
– Địa điểm kinh doanh phải đặt tại địa chỉ hợp lệ: không phải chung cư chỉ có chức năng để ở và nhà tập thể.
5. Hồ sơ Thành lập địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau tại các địa chỉ khác nhau, hồ sơ để thành lập địa điểm kinh doanh gồm có:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu được ban hành kèm theo tại phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. (Thông báo phải được kí bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nếu địa điểm kinh doanh đó thuộc doanh nghiệp quản lý, nếu địa điểm kinh doanh do chi nhánh trực tiếp quản lý thì thông báo trên phải được kí bởi người đứng đầu chi nhánh);
- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh (trong trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả);
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người được ủy quyền: CCCD/ Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của cá nhân.
6. Trình tự – thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Về mặt trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh sẽ gồm có ba bước chính sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
Bước 2: nộp hồ sơ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ tại bước 1, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh dự kiến được thành lập.
Bước 3: Nhận kết quả.
7. Thẩm quyền quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
Phòng đăng kí kinh doanh nơi mà doanh nghiệp dự kiến đặt địa điểm kinh doanh.
8. Thời gian thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp dự kiến đặt địa điểm kinh doanh trong vòng 10 ngày làm việc.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, trong vòng 03 ngày làm việc, Phòng đăng kí kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp lên cơ sở dữ liệu của quốc gia và cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng kí kinh doanh phải có thông báo bằng văn bản gửi đến doanh nghiệp thông báo bổ sung, sửa đổi hồ sơ cho doanh nghiệp biết.
9. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện Thành lập địa điểm kinh doanh
- Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh;
- Đại diện Quý khách hàng doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả và bàn giao lại cho Quý khách hàng;
- Hướng dẫn Quý khách hàng các thủ tục sau thành lập.
10. Vấn đề về thuế của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào doanh nghiệp, không có chế độ kê khai thuế riêng, tuy nhiên, theo quy định tại thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thuế môn bài đối với địa điểm kinh doanh là 1.000.000. Còn các loại thuế khác sẽ được kê khai và thực hiện tại trụ sở chính hoặc chi nhánh. Nếu địa điểm kinh doanh được thành lập bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn thuế môn bài.
11. Cơ sở pháp lý Thành lập địa điểm kinh doanh
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
- Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT;
- Thông tư 302/2016/TT-BTC;
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP;
- Nghị định 22/2022/NĐ-CP;
Với những nội dung trên đây, Apexlaw Việt Nam hi vọng rằng Quý khách hàng đã có đủ những kiến thức cần thiết để có thể đánh giá việc thành lập địa điểm kinh doanh tại thời điểm hiện tại có phải là lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất với nhu cầu mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan, Apexlaw Việt Nam sẵn sàng đồng hành tư vấn cho Quý khách hàng để có tầm nhìn pháp lý tổng quát nhất.