Thành lập Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đơn giản và phố biến tại Việt Nam. Đặc biệt mô hình kinh doanh này phù hợp với những cá nhân còn hạn chế về vốn và kinh nghiệm nhưng vẫn có mong muốn khởi nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam xin gửi Quý Khách hàng quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam mới nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Phân biệt hộ kinh doanh cá thể và công ty
Đặc điểm | Công ty | Hộ kinh doanh cá thể |
Quy mô và phạm vi hoạt động |
|
|
Điều kiện kinh doanh |
|
|
Số lượng được đăng ký | 1 người có thể đăng ký nhiều công ty | 1 người chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh cá thể, nếu muốn mở rộng phải đăng ký dưới hình thức các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh |
Trách nhiệm pháp lý | Tùy vào từng hình thức công ty mà pháp luật quy định khác nhau, các công ty sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. | Chủ sở hữu hoặc một hộ gia đình sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. |
Phạm vi hoạt động |
|
|
Ngành nghề kinh doanh | Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh | Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh(ví dụ: không được đăng ký ngành nghề xuất, nhập khẩu) |
Yêu cầu không trùng lặp tên hoặc gây nhầm lẫn tên | Trên phạm vi toàn quốc | Trong phạm vi quận, huyện |
Chế độ kế toán |
|
|
2. Thành lập hộ kinh doanh cá thể là gì
Thành lập hộ kinh doanh cá thể là việc hộ kinh doanh thực hiện theo trình tự các thủ tục về đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế đối với cơ quan có thẩm quyền cấp huyện nơi hộ kinh doanh hoạt động.
3. Chủ thể thành lập hộ kinh doanh cá thể
Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh bao gồm cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình. Trong đó, cả cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đểu phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Không rơi vào các trường hợp được quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
4. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về chủ thể thành lập hộ kinh doanh: phải là công dân Việt Nam, trên 18 tuổi có hành vi dân sự đầy đủ không bị mất, hạn chế hay khó khăn trong việc nhận thức làm chủ hành vi,… Không được đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hay là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi không có sự nhất trí của các thành viên hợp danh khác trong công ty hợp danh;
- Về ngành nghề kinh doanh: Đăng ký kinh doanh các ngành, nghề phù hợp với quy định của pháp luật, chủ yếu là các ngành nghề kinh doanh có quy mô nhỏ, việc buôn bán được thực hiện tại một địa điểm cố định. Ngoài ra, hộ kinh doanh không được đăng ký một số ngành nghề bị cấm liên quan đến lĩnh vực pháp lý, kiểm toán, bất động sản,…;
- Tên của hộ kinh doanh: được đặt theo đúng quy định, bao gồm hai thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Tên riêng không được trùng với tên hộ kinh doanh khác đã được đăng kí trong phạm vi hành chính cấp huyện, không được đặt tên hộ kinh doanh bằng các cụm từ như công ty hay doanh nghiệp,…;
- Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ theo quy định pháp luật;
- Nộp lệ phí theo đúng quy định.
“Thủ tục Thành Lập Địa điểm Kinh doanh” Đọc thêm TẠI ĐÂY
5. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể khách hàng cần cung cấp
- Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đứng ra làm chủ sở hữu;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao có chứng thực;
- Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)
- Văn bản ủy quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
6. Trình tự – thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Lựa chọn 1 trong 2 cách hoặc tùy thuộc vào hệ thống tiếp nhận của từng nơi
- Nộp hồ sơ trực tiếp/qua bưu điện đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.
- Nộp online trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày trên, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Trong thông báo phải nêu rõ lý do về hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung
Nếu trong 03 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ mà hộ kinh doanh không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh cá thể có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Thẩm quyền cấp phép thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo Điều 14,16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập hộ kinh doanh cá thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mà hộ kinh doanh cá thể đặt trụ sở kinh doanh.
8. Thời gian thành lập hộ kinh doanh cá thể
Trong vòng 7 – 10 ngày làm việc (Không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết,…) kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ.
9. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Giải đáp thắc mắc toàn diện về vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến hộ kinh doanh tại Việt Nam;
- Soạn 01 bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể hoàn chỉnh theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành;
- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cập nhật và chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả;
- Bàn giao kết quả Giấy phép và bộ hồ sơ cần lưu trữ.
10. Thành lập hộ kinh doanh cá thể qua mạng thông tin điện tử
10.1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh qua mạng điện tử phải có đầy đủ các giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử.
- Hồ sơ phải ở dưới dạng văn bản điện tử, có thể là định dạng theo “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf”. Bên cạnh đó, phải lưu tên văn bản điện tử tương ứng với văn bản giấy.
- Người ký tên trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn điện tử hoặc ký trực tiếp trên bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng nêu trên.
- Kê khai chính xác và đẩy đủ các thông tin hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bản giấy lên trên hệ thống.
- Hồ sơ phải được xác thực bằng chữ ký số của chủ hộ kinh doanh hoặc người được chủ hộ kinh doanh ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp ủy quyền phải kèm theo các giấy ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân.
- Hộ kinh doanh có thời hạn 60 ngày sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
10.2. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử
Bước 1: Đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP trên cổng thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Người nộp hồ sơ kê khai đầy đủ thông tin, tải văn bản điện tử và phải sử dụng chữ ký số để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy biên nhận hồ sơ, thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu có và kết quả giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho người nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử theo quy trình.
11. Cơ sở pháp lý thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
- Thông tư số 23/2023/TT-BKHĐT;
12. Những lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Nghĩa vụ về thuế: Hiện nay hộ kinh doanh sẽ nộp thuế theo hình thức thuế khoán theo doanh thu và tùy thuộc vào dịch vụ kinh doanh
Việc sử dụng hóa đơn: Hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn không được phép tự đặt in hóa đơn mà phải đăng ký mua hóa đơn tại cơ quan thuế quản lý theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.
Các thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể đơn giản hơn thành lập công ty, tuy nhiên vẫn có những lưu ý cần đặc biệt quan tâm. Trong bài viết, Apexlaw Việt Nam đã gửi đến bạn đọc những nội dung liên quan đến “Thành lập hộ kinh doanh cá thể” được biên soạn bởi những chuyên gia – Luật sư của Apexlaw Việt Nam thông qua quá trình cập nhật những quy định mới nhất.