Thủ Tục Mở Phòng Khám Y Học Cổ Truyền

Đánh giá
Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền toàn quốc

Phòng khám y học cổ truyền là phòng khám ứng dụng các phương pháp chữa bệnh đông y, khi mà người bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc bắc, thuốc nam và các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu.

Vậy mở phòng khám Y học cổ truyền cần những điều kiện gì? Cần lưu ý gì về hồ sơ, nhân sự, cơ sở vật chất?

Trong bài viết này, Apexlaw Việt Nam sẽ giải đáp tất cả những vướng mắc trên cho các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu mở phòng khám Y học cổ truyền.

1. Điều kiện mở phòng khám y học cổ truyền

Y học cổ truyền là hoạt động chẩn đoán bệnh tật dựa trên tứ chẩn bao gồm: vấn chẩn (hỏi trực tiếp bệnh nhân và người nhà những điều liên quan); vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe những âm thanh từ thể trạng của bệnh nhân và tâm sự của bệnh nhân); thiết chẩn (Hoạt động khám chữa bệnh bằng tay và dụng cụ) nhằm xác định bệnh trạng.

Căn cứ theo nghị định số 96 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều luật của luật khám bệnh, chữa bệnh, điều kiện mở phòng khám y học cổ truyền bao gồm:

1.1. Điều kiện đối với cơ sở vật chất

  • Phòng khám y học cổ truyền cần có phòng khám chữa bệnh với diện tích tối thiểu là 10m2 và cần có khu vực đón tiếp bệnh nhân riêng biệt;
  • Trường hợp cơ sở có thực hiện hoạt động châm cứu, xoa bóp bấm huyệt thì cần có một buồng riêng biệt hoặc cần bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp bấm huyệt có diện tích tối thiểu 05 m2/giường bệnh;
  • Trong trường hợp cơ sở có thực hiện hoạt động xông thuốc thì cần co buồng xông hơi có diện tích tối thiểu là 02 m2 kín nhưng vẫn cần có đủ ánh sáng.

1.2. Điều kiện đối với trang thiết bị y tế

Nếu cơ sở có thực hiện hoạt động khám bệnh, bốc thuốc, kê đơn thì cần có có tủ thuốc, những vị thuốc được đựng trong tủ có ngăn kéo hoặc chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có đầy đủ nắp và cần ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài của lọ.

Trong trường hợp cơ sở thực hiện hoạt động xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt thì cần có đầy đủ các thiết bị dưới đây:

  • Có giường xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt;
  • Có đầy đủ những dụng cụ để thực hiện châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp;
  • Có đầy đủ những dụng cụ và hướng dẫn xử lý khi có trường hợp xấu xảy ra.

Trường hợp cơ sở thực hiện hoạt động xông hơi thuốc: thì cần đảm bảo có hệ thống van điều chỉnh, tạo hơi thuốc, cần có đầy đủ bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo khẩn cấp khi có trường hợp xấu xảy ra.

=> Xem thêm: “Giấy phép phòng khám đa khoa” Tại đây

1.3. Điều kiện đối với nhân sự tại phòng khám y học cổ truyền

Người có vai trò chịu trách nhiệm chính về chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền cần phải là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc cần là y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y được cấp hợp pháp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp khám chữa bệnh gia truyền và cần đảm bảo có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền:

  • Có thời gian thực hiện hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tối thiểu là 54 tháng đối với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền;
  • Có thời gian khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tối thiểu 48 tháng đối với y sĩ có chuyên khoa y học cổ truyền;
  • Cần có thời gian khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tối thiểu 36 tháng đối với lương y hoặc người có phương thức chữa bệnh gia truyền hoặc người có bài thuốc gia truyền;
  • Là người đã thực hiện hành nghề cơ hữu ở phòng chẩn trị y học cổ truyền.
Thủ tục xin giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền
Phương pháp châm cứu được thực hiện tại phòng khám y học cổ truyền

2. Thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền

Do thực hiện kinh doanh phòng khám y học cổ truyền thuộc vào lĩnh vực y tế là ngành nghề có điều kiện nên cá nhân, tổ chức muốn thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại phòng khám y học cổ truyền hợp pháp, cần thực hiện các thủ tục theo luật định được trình bày dưới đây.

Chuẩn bị hồ sơ mở phòng khám y học cổ truyền

Bộ hồ sơ đề nghị mở phòng khám y học cổ truyền sẽ bao gồm những tài liệu sau

  • Đơn đề nghị cấp phép hoạt động phòng khám y học cổ truyền;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân – ngoài công lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (Bản sao);
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh; người phụ trách chính của bộ phận chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh (Bản sao);
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh được quyền sử dụng địa điểm phòng khám;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại chính phòng khám bao gồm việc đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám. Những nhân sự này bao gồm: thu ngân; kế toán, bảo vệ, lễ tân – không thuộc diện cần phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Bản kê khai về cơ sở vật chất: thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở phòng khám y học cổ truyền;
  • Tài liệu chứng minh về phòng khám đáp ứng những điều kiện vật chất; thiết bị y tế; tổ chức nhân sự đáp ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám;
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám có đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (người đứng đầu cần phải lập).

Nộp bộ hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám y học cổ truyền

Cá nhân, tổ chức sẽ cần nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng 1 trong ba hình thức dưới đây:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công (nếu có);
  • Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.

Cơ quan nhà nước xem xét hồ sơ xin giấy phép hoạt động phòng khám y học cổ truyền

Kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần cấp giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt cho cơ sở trong thời gian tối đa là 90 ngày làm việc.

Trong trường hợp nếu không cấp phép hoạt động, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cần có phản hồi trong 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và nêu rõ lý do.

=> Xem thêm: “Giấy phép phòng khám chuyên khoa” Tại đây

3. Thẩm quyền cấp giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền

Theo quy định hiện hành: thẩm quyền cấp giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền thuộc về Sở Y tế tại chính vị trí đặt phòng khám.

4. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp khi thực hiện dịch vụ xin giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền tại Apexlaw Việt Nam

Khi Quý khách hàng lựa chọn dịch vụ Xin giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền tại Apexlaw Việt Nam, Quý khách hàng cần cung cấp các giấy tờ dưới đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài (Bản sao);
  • Những chứng chỉ hành nghề của nhân sự chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh; người phụ trách chính của bộ phận chuyên môn tại cơ sở khám chữa bệnh (Bản sao);
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng địa điểm hoạt động của phòng khám;
  • Hợp đồng thu gom rác thải.

5. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền

Khi Quý khách hàng lựa chọn dịch vụ Xin giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền tại Apexlaw Việt Nam, Apexlaw Việt Nam sẽ hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn chi tiết, đầy đủ những thông tin pháp lý cùng những khía cạnh pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh phòng khám y học cổ truyền;
  • Hướng dẫn quý khách sắp xếp cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật;
  • Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật;
  • Đại diện cho Quý khách hàng trực tiếp nộp bộ hồ sơ tại Sở Y Tế;
  • Theo dõi, đồng thời giải trình về hồ sơ theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận giấy phép mở phòng khám y học cổ truyền;
  • Bàn giao kết quả Giấy phép và bộ hồ sơ cần lưu lại tại cơ sở;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ, giấy tờ cần có theo quy định pháp luật trong quá trình hậu kiểm.

6. Căn cứ pháp lý

  • Luật khám chữa bệnh năm 2023;
  • Nghị định 155 năm 2018 của Chính phủ;
  • Nghị định số 96 năm 2023 của Chính phủ.

7. Vướng mắc khi thực hiện thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền

Câu 1: Phòng khám Y học cổ truyền hoạt động khi chưa có giấy phép thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Phòng khám y học cổ truyền là một loại hình cơ sở khám, chữa bệnh, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi phong khám y học cổ truyền hoạt động mà không có giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40 triệu đống đến 50 triệu đồng căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Nghị định 117 năm 2020 của Chính phủ.

Câu 2: Những chủ thể nào được mở phòng khám y học cổ truyền?

Trả lời:

Căn cứ theo nghị định số 96 năm 2023, chủ thể được quyền mở phòng khám y học cổ truyền chính là những người được Phép hành nghề và cần đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn với nhân sự của phòng khám y học cổ truyền theo luật định.

Hiện nay có không ít những phòng khám núp bóng phòng khám y học cổ truyền để thực hiện hoạt động khám chữa bệnh trái pháp luật bằng cách sử dụng những phương thức khám chữa bệnh không được kiểm duyệt, sử dụng những loại thuốc bắc, thuốc nam thiếu căn cứ đánh vào tâm lý: “Có bệnh thì vái tứ phương” của người bệnh.

Do đó, việc pháp luật đặt ra những điều kiện đối với cá nhân, tổ chức muốn thực hiện Thủ tục mở phòng khám y học cổ truyền là đặc biệt cần thiết.

Với kinh nghiệm hoạt động pháp lý dày dặn của mình, Đội ngũ luật sư của Apexlaw  Việt Nam có thể hỗ trợ quý khách hàng giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến hoạt động trên. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

Tư vấn pháp luật đầu tư ra nước ngoài
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Apexlaw Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, nhanh chóng
090 1799 335