Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Mẫu Mỹ Phẩm

Đánh giá
Hướng dẫn nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm quy định mới nhất

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Mẫu Mỹ Phẩm

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, quy trình nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và thủ tục hải quan, yêu cầu kiểm tra chất lượng, và thậm chí là các chứng nhận độc lập về an toàn và hiệu quả. Thông qua bài viết dưới đây, Apexlaw Việt Nam sẽ hướng dẫn Quý khách hàng “Thủ tục nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm” đúng quy định pháp luật.

1. Như thế nào là nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm

Hàng mẫu mỹ phẩm là sản phẩm mẫu do công ty hoặc nhà sản xuất hàng hóa gửi cho đối tác với mục đích kiểm tra chất lượng và các tính năng cơ bản của mỹ phẩm trước khi tiến hành đặt hàng.

Việc nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm và không lưu hành sản phẩm ra thị trường thì chỉ cần xin công văn nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm.

Quý khách hàng lưu ý cần phân biệt 2 thủ tục Nhập khẩu mỹ phẩmNhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm.

2. Điều kiện nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm

Đối với hàng mẫu mỹ phẩm khi nhập khẩu không cần thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Mỹ phẩm nhập khẩu với mục đích nghiên cứu, kiểm nghiệm

  • Doanh nghiệp cần phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm đến Cục Quản lý dược – thuộc Bộ Y tế theo mẫu tại Phụ lục số 14 đính kèo theo Thông tư số 06 năm 2011 của Bộ Y tế có Quy định về quản lý mỹ phẩm;
  • Số lượng tối đa đối với mỗi sản phẩm là 10 mẫu;
  • Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm với mục đích dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm cần được làm thành 3 bản. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục quản lý dược, trong đó, 01 bản sẽ được gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị sẽ được đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để có thể trình lên cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục thông quan;
  • Những sản phẩm nhập khẩu để thực hiện hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm cần được sử dụng đúng với mục đích, sẽ không được đưa ra để lưu thông trên thị trường.

Mỹ phẩm với mục đích làm quà biếu, quà tặng

  • Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
  • Tổng trị giá mỗi lần nhập dưới 2 triệu đồng được miễn thuế
  • Số lượng mỹ phẩm nhập vượt định mức 2 triệu đồng phải nộp thuế và xin giấy phép công bố mỹ phẩm
  • Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu nếu như là quà biếu, quà tặng sẽ không được phép lưu thông trên thị trường

Mỹ phẩm nhập khẩu để có thể trưng bày tại hội chợ, hay triển lãm và các trường hợp thực hiện tạm nhập tái xuất khác:

  • Phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương.
Thủ tục nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm
Nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm là thủ tục đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm

3. Thủ tục nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm

3.1. Thẩm quyền cấp công văn nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm

Theo quy định mới nhất, thẩm quyền cấp công văn nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm thuộc về Cục quản lý dược – Bộ Y tế

3.2. Danh mục hồ sơ nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm

STTTiêu đề hồ sơSố lượngYêu cầu
HỒ SƠ Apexlaw Việt Nam SOẠN THẢO
1.Đơn hàng nhập khẩu03
2.Giấy ủy quyền02Doanh nghiệp ký đóng dấu
TÀI LIỆU, THÔNG TIN KHÁCH HÀNG CUNG CẤP
1.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh01Bản sao có chứng thực
2.

Thông tin hàng mẫu của sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

  • Tên sản phẩm thực hiện nhập khẩu: Được ghi đúngt theo nhãn sản phẩm
  • Dạng sản phẩm: Ví dụ: Dầu gội, Sữa tắm, Son môi…
  • Quy cách đóng gói: Ví dụ: chai, hũ, gói…
  • Thành phần: Được ghi theo tên Danh pháp quốc tế (INCI)
  • Tên công ty sản xuất, xuất xứ.
 Bản scan màu
3.

Thông tin đơn hàng nhập khẩu

  • Danh sách sản phẩm
  • Đơn vị tính
  • Số lượng: không quá 10 mẫu sản phẩm
 Bản scan màu

3.3. Hiệu lực giấy phép

Chỉ có hiệu lực dành cho 01 lần nhập hàng

=> Xem thêm: Thủ tục Công bố mỹ phẩm nhập khẩu – 2024 – Tại đây

4. Công việc Apexlaw Việt Nam hỗ trợ khách hàng

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký đơn hàng, phiếu công bố và kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam;
  2. Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước;
  3. Theo dõi hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước trong quá trình hồ sơ được xử lý;
  4. Bàn giao kết quả cho Quý khách hàng theo đúng lịch hẹn;
  5. Tư vấn cho Quý khách hàng về việc sử dụng kết quả Công văn hàng nhập khẩu mẫu mỹ phẩm trong quá trình kê khai và làm việc với cơ quan Hải Quan;
  6. Tư vấn các thủ tục liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm như: Công bố mỹ phẩm, Đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký mã vạch, Quảng cáo mỹ phẩm, Đăng ký/thông báo website kinh doanh mỹ phẩm,…

5. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hải quan năm 2014;
  • Nghị định số 128 năm 2020 Nghị định Chính phủ quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
  • Nghị định số 08 năm 2015 Nghị định Chính phủ;
  • Nghị định 98 năm 2020 Nghị định Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Thông tư số 06 năm 2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm;
  • Thông tư số 29 năm 2020 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;
  • Công văn số số 1609 Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm;
  • Quyết định số 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018;
  • Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý Mỹ phẩm.

Những thủ tục nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm không chỉ là bước đầu tiên mà còn là bước quan trọng trong quá trình đưa sản phẩm này vào thị trường. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các quy định và yêu cầu về nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm có thể thay đổi tùy theo quốc gia và vùng lãnh thổ. Với sự cẩn trọng và sự hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp lý, Apexlaw Việt Nam sẽ giúp Quý khách hàng nhập khẩu hàng mẫu mỹ phẩm đúng quy định pháp luật.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ
090 1799 335