Giấy Phép Việc Làm

5/5 - (1 bình chọn)
hướng dẫn xin giấy phép việc làm
Để được hoạt động trong lĩnh vực việc làm, doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép việc làm hay còn gọi là giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật. Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân cư lớn, vì vậy nhu cầu việc làm là rất cao. Người lao động hay người sử dụng lao động khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hay nhân sự thì họ sẽ tìm đến những đơn vị uy tín giúp họ việc này. Bài viết dưới đây sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về giấy phép việc làm.

1. Phạm vi nội dung hoạt động của Doanh nghiệp xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Sau khi xin thành công giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp sẽ có các quyền sau:

  • Thực hiện hoạt động tư vấn về việc làm cho người lao động/ người sử dụng lao động.
  • Thực hiện hoạt động tư vấn cho người lao động/ người sử dụng lao động về chính sách lao động, việc làm.
  • Giới thiệu cho người lao động việc làm.
  • Dựa trên nhu cầu của người sử dụng lao động để tuyển dụng và cung ứng lao động.
  • Các hoạt động liên quan đến thị trường lao động như: thu thập, cung cấp thông tin, phân tích và dự báo.
  • Tổ chức các chương trình về việc làm.
  • Đào tạo kỹ năng liên quan đến việc làm.

2. Điều kiện để xin Giấy phép việc làm

1.1. Điều kiện về cơ sở.

  • Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp trụ sở hoặc hợp đồng thuê địa điểm (tối thiểu 03 năm).

1.2. Điều kiện về tài chính

  • Thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Mức ký quỹ: 300.000.000 VND (Ba trăm triệu đồng).
1.3. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp xin giấy phép việc làm
  • Trình độ đại học trở lên hoặc Giấy xác nhận công tác trong cùng lĩnh vực từ đủ 02 năm trở lên (trong thời hạn 05 năm liền kề trước thời gian xin giấy phép việc làm).
  • Là người quản lý doanh nghiệp.
  • Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm b khoản 3 điều 14 NĐ 23/2021/NĐ-CP.
1.4. Điều kiện về doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động dịch vụ việc làm.

Bài viết: “Giấy phép Thành lập Trung tâm dạy Nghề” Đọc thêm TẠI ĐÂY

3. Bộ hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép việc làm

1 Đơn đề nghị cấp phép Bản gốc

2 Tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các văn bản khác tương đương) (Bản sao chứng thực)

3 Hợp đồng thuê nhà (Bản chính/ Bản sao chứng thực)

4 Hồ sơ của người đại diện theo pháp luật

  • Sơ yếu lý lịch
  • Phiếu lý lịch tư pháp 
  • Bằng cấp chuyên môn/ Giấy xác nhận công tác/ Hợp đồng lao động / Các giấy tờ tương đương khác (Bản chính/ Bản sao chứng thực – còn trong thời hạn 06 tháng)
5 Giấy chứng nhận tiền ký quỹ (Bản sao chứng thực)

6 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao chứng thực)

hướng dẫn xin giấy phép việc làm
Bộ phim “Mưu cầu hạnh phúc – The Pursuit of Happyness”
Nói về khao khát kiếm tìm một công việc cho bản thân và hành trình trở thành tỉ phú của một nhân vật có thật.

4. Thời hạn của giấy phép việc làm

  • Thời hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là 05 năm.
  • Được gia hạn nhiều lần, mỗi lần không quá 05 năm.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép việc làm

Theo quy định Pháp luật mới nhất, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm là

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao Động – Thương Binh & Xã Hội được ủy quyền

6. Các hoạt động cần thực hiện sau khi được cấp giấy phép việc làm

1. Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm (trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép việc làm).

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép việc làm phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các nội dung sau

  • Giấy phép;
  • Địa điểm hoạt động;
  • Lĩnh vực hoạt động;
  • Thông tin về người đại diện theo pháp luật;
  • Thông tin liên hệ của doanh nghiệp được cấp phép: số điện thoại, email, website.

2. Thông báo bằng văn bản cho Sở lao động thương binh và xã hội về ngày bắt đầu hoạt động (trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động).

3. Chế độ báo cáo: 

  • Báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm.
  • Doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ 06 tháng trước ngày 20/6.
  • Doanh nghiệp phải báo cáo hằng năm trước ngày 20/12.
  • Mẫu báo cáo: Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.

7. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019;
  • Luật việc làm 2013;
  • Nghị định 23/2021/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Có công ăn việc làm ổn định luôn là mong muốn của toàn xã hội. Do đó hoạt động dịch vụ việc làm là lĩnh vực có nhu cầu ổn định thậm chí là liên tục tăng. Để được phép kinh doanh hợp pháp ngành nghề có điều kiện này, doanh nghiệp cần xin giấy phép việc làm. Những nội dung trong bài viết sẽ hữu ích với những cá nhân-tổ chức đang có nhu cầu thực hiện hoạt động kinh doanh này. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, Hãy liên hệ với Apexlaw Việt Nam 
để nhận tư vấn miễn phí. 

Một số câu hỏi Quý khách hàng thường gặp liên quan đến Giấy phép việc làm

1. Câu hỏi: Chúng tôi đã được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, nhưng hiện tại chúng tôi thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh khác thì chúng tôi phải thực hiện thủ tục gì?
Trả lời
Đối với trường hợp trên, Quý khách hàng sẽ thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép được quy định tại Điều 20 của Nghị định số 23/2021/NĐ-CP.
2. Câu hỏi: Công ty tôi làm mất giấy phép việc làm, vậy khi xin cấp lại giấy mới, thời hạn của giấy phép mới sẽ được tính như nào?
Trả lời
Trong trường hợp, Quý khách hàng xin cấp lại giấy phép thì thời hạn giấy phép đã cấp lại sẽ bằng thời hạn còn lại của giấy phép cũ mà Quý khách hàng đã làm mất.
3. Câu hỏi: Công ty tôi sẽ phải nộp hồ sơ gia hạn giấy phép việc làm tại thời điểm nào?
Trả lời
Quý khách hàng phải chuẩn bị và nộp hồ sơ gia hạn giấy phép việc làm tới Sở lao động thương binh và xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất là 20 ngày làm việc. 
4. Câu hỏi: Chúng tôi có được phép thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm không? 
Trả lời
Quý khách hàng có thể thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm trong nước, nhưng phải đảm bảo theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các điều kiện đã được luật quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 23/2021/NĐ-CP. Công ty sẽ có quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh, sau đó công ty sẽ phải thông báo Sở lao động thương binh và xã hội nơi đặt trụ sở. Trong trường hợp chi nhánh và trụ sở khác tỉnh thì sẽ phải thông báo thêm cho Sở lao động thương binh và xã hội nơi đặt chi nhánh. Khi gửi thông báo, doạnh nghiệp sẽ phải gửi kèm theo các tài liệu chứng minh điều kiện như đã đề cập ở trên.
apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335