Giấy Chứng Nhận ISO/HACCP

5/5 - (2 bình chọn)
Các bước xin giấy chứng nhận ISO 22000 nhanh nhất

Hiện nay, việc  xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo chứng nhận ISO của doanh nghiệp là điều cần thiết. Đối với các doanh nghiệp việc làm này vừa tạo niềm tin cho khách hàng vừa tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất, cung ứng dịch vụ. Thông qua bài viết sau, Apexlaw Việt Nam xin cung cấp một số thông tin về Trình tự – Thủ tục xin giấy chứng ISO để Bạn đọc tham khảo:

1. Giấy chứng nhận ISO là gì

  • ISO là tên viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization). Chứng nhận ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
  • Chứng nhận ISO là việc tổ chức, cá nhân được 01 Tổ chức chứng nhận ISO đánh giá và cấp cho tổ chức cá nhân Giấy chứng nhận ISO. Tổ chức chứng nhận ISO sẽ xác nhận tổ chức, cá nhân có Hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO tương ứng. Và kết quả của chứng nhận ISO là Giấy chứng nhận ISO.

Giấy chứng nhận ISO phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Chứng chỉ ISO 9001 (Quản lý chất lượng), chứng nhận ISO 22000 (An toàn thực phẩm), chứng nhận ISO 13485 (Quản lý chất lượng thiết bị y tế); chứng nhận ISO 45001 (An toàn sức khỏe nghề nghiệp), ISO/IEC 27001 (Bảo mật thông tin)….

2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ISO 

Theo quy định pháp luật hiện hành, Tổ chức được cấp giấy phép Hoạt động chứng nhận ISO sẽ được quyền thẩm định và cấp giấy chứng nhận ISO cho các đơn vị khác.

3. Điều kiện xin cấp giấy Giấy chứng nhận ISO

Hiện nay để được cấp chứng nhân ISO, các chủ thể cần các hoạt động sau: 

  • Thuộc loại hình công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể. 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề sản xuất và kinh doanh liên quan đến phạm vi chứng nhận.
Giấy chứng nhận ISO 22000
Hướng dẫn các bước cụ thể, hồ sơ hoàn chỉnh xin giấy chứng chỉ ISO

Theo dõi kênh TikTok của Apexlaw Việt Nam cập nhật Thông tin pháp luật nhanh nhất TẠI ĐÂY 

“Thủ tục Xin giấy chứng nhận hợp quy” Đọc thêm TẠI ĐÂY 

4. Danh mục hồ sơ Khách hàng cần cung cấp để xin giấy chứng nhận ISO

1. Đăng ký kinh doanh: Trụ sở và địa điểm kinh doanh (nếu địa điểm kinh doanh không phải là trụ sở công ty) Bản sao chứng thực 

2. Số lượng nhân viên (fulltime/partime) Danh mục tên thành viên các thành viên (đại diện 3 – 4 người) trong công ty

Ví dụ: Nguyễn Văn A – Giám đốc

           Nguyễn Văn B – Trưởng phòng sản xuất

3. Danh mục tên các sản phẩm đang sản xuất, kinh doanh File mềm 

4. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng File mềm 

5. Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh, sản xuất Bản gốc/ Bản sao chứng thực

6. Hồ sơ giấy tờ nhà cung cấp Bản scan

7. Hình ảnh/video nhà xưởng, sản phẩm của công ty Quay góc rộng, chụp ảnh rõ nét các khu vực nhà xưởng

5. Công việc Apexlaw Việt Nam thực hiện xin giấy chứng nhận ISO 

  • Tư vấn xin giấy chứng nhận ISO 22000;
  • Soạn hồ sơ xin chứng nhận ISO;
  • Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO;
  • Hướng dẫn thiết kế và bố trí cơ sở theo đúng quy định pháp luật; 
  • Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho quý khách hàng;
  • Hướng dẫn Quý Khách lưu trữ hồ sơ tại cơ sở.

6. Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO

  • Hiệu lực của giấy phép là 03 năm kể từ ngày cấp.

Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ iso, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 22000 và luôn có hiệu lực. Chu kỳ giám sát có thể là 6-9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm vẫn muốn chứng nhận, tổ chức đó phải đăng ký đánh giá lại.

7. Xử phạt vi phạm xin giấy chứng nhận ISO 

  • Thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với những hành vi sau:
  1. Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  2. Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
  3. Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
  4. Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi:
  1. Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực;
  2. Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực.

8. Căn cứ pháp lý

  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Trên đây là những nội dung tư vấn của Apexlaw Việt Nam về Trình tự – Thủ tục xin giấy chứng nhận ISO. Apexlaw Việt Nam rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. Apexlaw Việt Nam rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Những vướng mắc Khách hàng thường gặp

Câu hỏi: Công ty chúng tôi đã xin giấy chứng nhận ISO 22000, thì có cần phải xin thêm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nữa không?

Trả lời

Căn cứ pháp lý: Theo điểm k khoản 1 Điều 12 NĐ 15/2018/NĐ-CP – Quy định các trường hợp không phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 

“Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Kết luận : Khi cơ sở đã có chứng chỉ ISO 22000 thì không bắt buộc phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. (Chứng chỉ ISO 22000 tương đương với giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm).

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Liên hệ với Apexlaw Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 1799 335