Giấy Phép Bán Buôn Rượu

Đánh giá
Thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn rượu

Thủ Tục Xin Giấy Phép Bán Buôn Rượu Mới Nhất

Kinh doanh rượu là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Một trong các loại giấy phép rượu phổ biến là giấy phép bán buôn rượu. Ở phạm vi bài viết này, hãy cùng Apexlaw Việt Nam tìm hiểu về Thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu mới nhất.

1.  Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu mới nhất

Thương nhân khi muốn xin giấy phép bán buôn rượu cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam ( có đăng ký ngành nghề liên quan tới : Kinh doanh đồ uống có cồn);
  • Đối với đơn vị gia nhập hệ thống: Có ít nhất 01 thương nhân có giấy phép bán lẻ rượu tham gia vào hệ thống bán buôn rượu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính  Hoặc Thành lập chi nhánh/ địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu;
  • Đối với đơn vị cung cấp: có văn bản giới thiệu/ hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu/ thương nhân phân phối rượu/ thương nhân bán buôn rượu khác.

2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu

  • Thực hiện việc kinh doanh các sản phẩm rượu có nguồn gốc hợp pháp;
  • Thực hiện niêm yết bản sao công chứng giấy phép đã được cơ quan nhà nước cấp tại các địa điểm kinh doanh rượu của thương nhân;
  • Chỉ được phép kinh doanh rượu theo phạm vi và các nội dung được ghi nhận trên giấy phép đã được cấp.
  • Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm theo quy định của luật;
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của luật;
  • Được quyền bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
  • Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được cấp phép;

Trên đây là các quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu. Trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung của giấy phép, doanh nghiệp tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép và nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được tiến hành kinh doanh theo nội dung sửa đổi, bổ sung sau khi được cơ quan nhà nước chấp thuận.

=>Xem thêm: Thủ tục Xin Giấy phép Phân phối rượu Mới nhất – Tại đây

3. Thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn rượu mới nhất

Sở công thương nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn rượu.

Giấy phép bán buôn rượu
Mẫu giấy phép phân phối rượu được thực hiện bởi Apexlaw Việt Nam

4. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép bán buôn rượu

STTThành phần hồ sơYêu cầuSố lượng
1Đơn đề nghị cấp giấy phép bán buôn rượu (theo mẫu mới nhất)Bản gốc01
2Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpBản sao công chứng01
3Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh của doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệpBản sao công chứng01
4Đối với trường hợp có đơn vị bán lẻ dự kiến gia nhập hệ thống bán buôn rượu:

– Hợp đồng nguyên tắc/ thư xác nhận/ Cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương

– Giấy phép bán lẻ rượu (còn thời hạn)

 

 

Bản sao công chứng

01
5Đối với nhà cung cấp rượu

– Văn bản giới thiệu/ hợp đồng nguyên tắc của nhà cung cấp (thương nhân sản xuất rượu/ thương nhân phân phối rượu/ thương nhân bán buôn rượu khác) – lưu ý: trong đó ghi rõ loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động đã được cấp phép

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương

– Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

Bản sao công chứng01

5. Hiệu lực của giấy phép bán buôn rượu

Thời hạn của giấy phép bán buôn rượu là 05 năm.

Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân bán buôn rượu cần tiến hành nộp hồ sơ cấp lại giấy phép. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự thủ tục đối với trường hợp cấp lại được quy định như đối với trường hợp cấp mới.

6. Trình tự thủ tục cấp giấy phép bán buôn rượu

Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp/qua đường bưu điện đến Sở Công thương.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công thương xem xét, thẩm định. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định cơ sở – Trong vòng 10 – 15 ngày làm việc Sở công thương sẽ có đoàn xuống kiểm tra thẩm định cơ sở về ( Cơ sở vật chất/ các sản phẩm rượu/ giấy tờ nguồn gốc rượu).

7. Bán buôn rượu không có giấy phép bị phạt như thế nào?

Căn cứ nghị 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Quy định  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi “ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định”

Như vậy nếu thương nhân bán buôn rượu khi chưa được cấp giấy phép bán buôn rượu sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

8. Công việc Apexlaw Việt Nam hỗ trợ Khách hàng xin giấy phép bán buôn rượu

  • Tư vấn pháp lý toàn diện liên quan tới: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép bán buôn rượu, công bố sản phẩm rượu, thông báo website bán hàng, đăng ký mã số mã vạch …..;
  • Tư vấn chọn và thiết kế bố trí cơ sở kinh doanh rượu phù hợp với quy định pháp luật;
  • Tư vấn khách hàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý để xin giấy phép bán buôn rượu;
  • Soạn thảo hoàn thiện hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Cùng khách hàng tiếp đoàn kiểm tra;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi bổ sung hồ sơ ( nếu có) ;
  • Thay mặt khách hàng nhận kết quả;
  • Bàn giao kết quả và hồ sơ hậu kiểm;
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng các thủ tục sau khi được cấp phép.

9. Các câu hỏi thường gặp

Câu 1: Sau khi được cấp phép, trên giấy phép bán buôn rượu sẽ ghi nhận những nội dung gì?

Trả lời:

Những nội dung được ghi nhận trên giấy phép bán buôn rượu như sau:

  • Căn cứ pháp lý cấp phép;
  • Thông tin doanh nghiệp được cấp phép, bao gồm: Tên, trụ sở, địa điểm kinh doanh (nếu có), số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp;
  • Thông tin nhà cung cấp rượu;
  • Địa bàn được phép bán buôn rượu;
  • Thông tin địa điểm bán lẻ rượu (nếu có);
  • Ngày/tháng/năm cấp;
  • Thời hạn của giấy phép;

Câu 2: Sau khi được cấp phép, giấy phép bán buôn rượu sẽ được cấp mấy bản và lưu tại những đâu?

Trả lời:

Giấy phép bán buôn rượu sẽ được làm thành nhiều bản. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ nhận được 01 bản duy nhất. Ngoài ra những bản khác sẽ được lưu trữ tại các cơ quan sau: 02 bản lưu tại Sở Công thương cấp phép, 01 bản gửi Bộ Công thương, 01 bản gửi Chi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi mỗi thương nhân được ghi nhận trên giấy phép.

Câu 3: Có quy định về diện tích tối thiểu đối với kho hàng khi thực hiện xin giấy phép bán buôn rượu không?

Trả lời:

Trước đây, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP có quy định về một trong các điều kiện xin giấy phép bán buôn rượu như sau: “Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên”. Tuy nhiên quy định này đã bị loại bỏ bởi  Khoản 4 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/03/2020. Vì vậy có thể hiểu, hiện nay không quy định về diện tích tối thiểu đối với kho hàng của thương nhân bán buôn rượu.

Câu 4: Trong trường hợp công ty chúng tôi bổ sung thêm nhà cung cấp rượu thì có cần thực hiện thủ tục gì không?

Trả lời:

Khi thực hiện bổ sung nhà cung cấp rượu, Quý khách hàng cần thực hiện thủ tục sửa đổi bổ sung giấy phép để gửi đến Sở Công thương nơi đã cấp phép. Thành phần hồ sơ như sau:

Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung theo mẫu mới nhất;

Bản sao giấy phép đã được cấp;

Thông tin nhà cung cấp mới, như sau:

  • Văn bản giới thiệu/ hợp đồng nguyên tắc của nhà cung cấp (thương nhân sản xuất rượu/ thương nhân phân phối rượu/ thương nhân bán buôn rượu khác) – lưu ý: trong đó ghi rõ loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động đã được cấp phép;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
  • Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

Câu 5: Tôi có tìm hiểu thì có quy định phải báo cáo hàng năm về hoạt động kinh doanh rượu, vậy trong trường hợp không báo cáo sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP thì việc không báo cáo tình hình kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên với cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ bị xử lý phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Vì vậy, Quý khách hàng nên lưu ý về mốc thời gian báo cáo là trước ngày 20 tháng 01 hàng năm.

Kinh doanh rượu là một ngành nghề kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người tiêu dùng. Vì vậy, việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh rượu là cần thiết. Hy vọng với những nội dung mà Apexlaw Việt Nam đã cung cấp, Quý khách hàng sẽ có hoạt động kinh doanh thật hiệu quả và đúng theo quy định của luật.

apexlaw tư vấn luật doanh nghiệp, giấy phép con, tự công bố
Apexlaw Việt Nam là Công ty luật với kinh nghiệm 10 năm chuyên về các mảng Luật doanh nghiệp, Giấy phép con, Sở hữu trí tuệ
090 1799 335