Sản phẩm mỹ phẩm sau khi thực hiện công bố theo quy định để giới thiệu rộng rãi sản phẩm đến người tiêu dùng thường sẽ thông qua hoạt động quảng cáo mỹ phẩm. Tuy nhiên, đây là hoạt động được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thương nhân sẽ cần thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm.
Những thông tin tổng quan về giấy phép quảng cáo mỹ phẩm sẽ được Apexlaw Việt Nam cung cấp ở bài viết dưới đây:
Nội Dung Bài Viết
1. Khái niệm mỹ phẩm là gì? Quảng cáo mỹ phẩm là gì?
Khái niệm mỹ phẩm: Mỹ phẩm được hiểu là một chất hay chế phẩm được dùng để tiếp xúc với: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể như ( Da, hệ thống lông, tóc, môi, móng tay, móng chân, phía bên ngoài của cơ quan sinh dục); Răng; Niêm mạc miệng
Việc sử dụng mỹ phẩm phải nhằm các mục đích chính sau: làm sạch, làm thơm, góp phần thay đổi diện mạo hình thức bên ngoài, điều chỉnh mùi của cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cho cơ thể ở trong điều kiện tốt.
Một số sản phẩm mỹ phẩm có thể kể đến như:
– Các đồ dùng vệ sinh cơ thể: sữa tắm, xà phòng tắm, kem đánh răng, …
– Các đồ dùng làm thơm cơ thể: xà phòng khử mùi, lăn nách, nước hoa, nước thơm, …
– Các đồ dùng trang điểm: phấn trang điểm, kem nền, son môi, nước tẩy trang, …
– Các đồ dùng chăm sóc da: kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, kem chống nắng,…
Quảng cáo mỹ phẩm được hiểu là các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm để thúc đẩy việc bán, tiêu thụ, sử dụng mỹ phẩm. Theo Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn kèm theo, quảng cáo mỹ phẩm là hoạt động bắt buộc phải xin giấy phép trước khi tiến hành thực hiện.
2. Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
- Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với nội dung đã được công bố theo Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (theo quy định pháp luật về dược).
- Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu chứng minh về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm. Đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm theo hiệp hội quốc tế (nếu có).
- Không được quảng cáo mỹ phẩm nhưng lại gây hiểu lầm về tính năng của mỹ phẩm như là thuốc.
- Không được sử dụng các thông tin của cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế trên nội dung quảng cáo, có thể kể đến như: hình ảnh, trang phục, tên, thư tin hay các bài viết của họ.
3. Nội dung bắt buộc phải thể hiện khi xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Quảng cáo mỹ phẩm phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
- Tên sản phẩm mỹ phẩm;
- Tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm;
- Thông tin của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: tên, địa chỉ;
- Các cảnh báo về sản phẩm mỹ phẩm (theo quy định của hiệp định quốc tế).
Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng các nội dung sau:
- Tên sản phẩm mỹ phẩm;
- Tính năng, công dụng của sản phẩm mỹ phẩm;
- Các cảnh báo về sản phẩm mỹ phẩm (theo quy định của hiệp định quốc tế).
4. Hình thức và phương tiện quảng cáo
Doanh nghiệp được lựa chọn các hình thức và phương tiện quảng cáo như sau:
Hình thức: Maket; TVC ( video quảng cáo); Voice.
Phương tiện quảng cáo:
- Báo, tạp chí ( Hợp pháp và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành);
- Trang tin điện tử, mạng xã hội;
- Phương tiện giao thông: hai bên hông phương tiện giao thông;
- Màn hình chuyên quảng cáo, bảng quảng cáo, biển hiệu;
- Bảng quảng cáo, tờ bướm, tờ rơi, danh mục sản phẩm (catalogue), các sản phẩm in ấn khác (bao bì, hộp đựng mẫu thử…).
Xem thêm: Thủ Tục Công Bố Mỹ Phẩm Sản Xuất Trong Nước – Tại đây
5. Danh mục hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm theo luật quy định
STT | Danh mục hồ sơ | Yêu cầu |
1. | Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo (theo mẫu luật quy định) | Bản gốc |
2. | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài | Bản sao chứng thực |
3. | Phiếu công bố mỹ phẩm | Bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp |
4. | Nội dung xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm: Nếu thực hiện quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình: có 01 bản ghi nội dung dự kiến quảng cáo trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm
| Bản gốc |
5. | Nội dung xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm: Nếu thực hiện quảng cáo mỹ phẩm trên các phương tiện khác (không phải báo nói, báo hình):
| Bản gốc |
6. | Nội dung xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm: Nếu thực hiện quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức các buổi hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện
| Bản gốc |
7. | Mẫu nhãn sản phẩm mỹ phẩm | Bản gốc |
8. | Đối với trường hợp đơn vị xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là đơn vị được uỷ quyền thì cần cung cấp:
| Bản gốc/ Bản sao công chứng |
9. | Các tài liệu khác để tham khảo, chứng minh cho nội dung quảng cáo:
| Bản gốc/Bản sao công chứng |
10. | Lưu ý:
|
6. Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo
Hiện nay, thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm thuộc về các cơ quan dưới đây:
Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm cho đơn vị đứng tên trên trên phiếu công bố mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế đó.
Đối với trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức các buổi hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện thì Sở Y tế tỉnh, thành phố trung ương nơi dự kiến tổ chức sẽ có thẩm quyền cấp.
Xem thêm: Thủ Tục Nhập Khẩu Mỹ Phẩm – Tại đây
7. Hiệu lực của giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Không có quy định cụ thể về thời gian hiệu lực của giấy phép quảng cáo mỹ phẩm. Theo luật quy định các trường hợp hết hiệu lực của giấy phép quảng cáo mỹ phẩm như sau:
- Số tiếp nhận Công bố sản phẩm mỹ phẩm đã hết hiệu lực;
- Sản phẩm mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành/ bị thu hồi/ bị rút số tiếp nhận công bố;
- Có sự thay đổi về thông tin gây ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của sản phẩm mỹ phẩm.
8. Mức phạt khi quảng cáo mỹ phẩm không có giấy phép
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 ( Vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm) nghị định 38/2021/NĐ-CP – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, cụ thể:
- Quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định; Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn; Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Như vậy nếu có các hành vi vi phạm khi xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng ( tùy vào hành vi vi phạm).
9. Công việc Apexlaw Việt Nam hỗ trợ khách hàng thực hiện xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
- Tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan tới quảng cáo mỹ phẩm;
- Hướng dẫn và đánh giá nội dung quảng cáo trên maket, TVC, Voice của khách hàng đã đúng theo quy định hiện hành chưa;
- Soạn một bộ hồ sơ đầy đủ đúng theo quy định pháp luật;
- Đại diện Quý khách hàng trực tiếp nộp bộ hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Theo dõi và thực hiện giải trình về hồ sơ đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm;
- Bàn giao kết quả của Giấy phép cùng bộ hồ sơ cần lưu tại cơ sở;
- Hướng dẫn quý khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ, giấy tờ khi phát sinh vấn đề trong quá trình hậu kiểm.
10. Danh sách các văn bản pháp lý quy định về thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
- Luật Quảng cáo 2012.
- Nghị định số: 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo.
- Nghị định số: 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số: 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo;
- Nghị định số: 38/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt trong quảng cáo mỹ phẩm
- Thông tư số: 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm.
- Thông tư số: 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
11. Các câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Câu hỏi 1: Sau khi Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn, nếu tiếp tục hoạt động quảng cáo mỹ phẩm đó thì có sao không?
Trả lời
Nếu Quý khách hàng tiếp tục quảng cáo mỹ phẩm trong trường hợp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn thì sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP. Đồng thuộc bị buộc tháo gỡ/ tháo dỡ, xóa quảng cáo, thu hồi sản phẩm quảng cáo vi phạm.
Câu hỏi 2: Giấy phép quảng cáo của chúng tôi vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên công ty chúng tôi có tiến hành đổi tên doanh nghiệp, vậy chúng tôi có tiếp tục sử dụng giấy phép quảng cáo đó không?
Trả lời
Trong trường hợp giấy phép quảng cáo của doanh nghiệp còn hiệu lực, nhưng có sự thay đổi về tên của đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường còn các nội dung quảng cáo khác giữ nguyên thì doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục Cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Gồm các hồ sơ sau:
- Văn bản đề nghị cấp lại theo quy định;
- Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp kèm theo mẫu/kịch bản đã được duyệt;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận tên mới.
Câu hỏi 3: Thời gian giải quyết thủ tục quảng cáo mỹ phẩm là bao lâu?
Trả lời
Hiện luật quy định thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là 10 ngày làm việc.
Câu hỏi 4: Lệ phí phải nội cho thủ tục xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là bao nhiêu? Nộp tại thời điểm nào?
Trả lời
Phí thẩm định nội dung xin giấy phép quảng cáo hiện nay là 1.600.000 đồng (Thông tư số 41/2023/TT-BTC).
Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thiện.
Câu hỏi 5: Công ty tôi đã xin được Phiếu công bố sản phẩm từ năm 2022, tuy nhiên đến nay chúng tôi mới biết đến chế độ báo cáo hằng năm đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm. Hiện nay chúng tôi chuẩn bị lên chiến dịch và xin giấy phép quảng cáo thì có vấn đề gì không?
Trả lời
Chế độ báo cáo được quy định tại khoản 4 điều 50 Thông tư số 06/2011/TT-BYT theo đó định kỳ vào ngày 30/1 hàng năm, công ty sẽ cần gửi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước của đơn vị mình về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế và Sở Y tế.
Đồng thời tại khoản 3 Điều 47 Thông tư số 06/2011/TT-BYT cũng quy định cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét việc tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ quảng cáo mỹ phẩm đối với công ty không thực hiện chế độ báo cáo.
Vậy trong trường hợp này, nếu Quý khách hàng không nộp báo cáo thì hồ sơ quảng cáo mỹ phẩm của Quý khách hàng có thể bị tạm ngừng tiếp nhận theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo mỹ phẩm là một phương thức giúp nhiều người tiêu dùng có thể biết đến sản phẩm hơn tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho người tiêu dùng. Vì vậy nhà nước có những quy định chặt chẽ về nội dung này, các cá nhân tổ chức thực hiện quảng cáo mỹ phẩm cần lưu ý để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.