Tổ chức, cá nhân được sử dụng độc quyền nhãn hiệu hàng hóa của mình sau khi đã được cấp văn bằng bảo hộ, cụ thể là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vì vậy các hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu sẽ bị xử lý. Dưới đây là bài viết mà Apexlaw Việt Nam tổng hợp về việc xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa
Nội Dung Bài Viết
1. Thế nào là hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hóa
Thực tế ở Việt Nam, các hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu vẫn đang xảy ra một cách tràn lan và khó kiểm soát. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đó bao gồm:
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa;
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ cho danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký tương tự hoặc liên quan tới nhau, gây nhầm lẫn về gốc gác, xuất xứ;
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.
Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hoặc thuê người khác thực hiện những hành vi này.
2. Xử lý vi phạm quy định về nhãn hiệu hàng hóa
Đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác, người xâm phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và nặng nhất là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hành chính
Căn cứ theo quy định của pháp luật, cá nhân sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất lên tới 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, tổ chức phải chịu mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Dựa theo tính chất, mức độ xâm phạm, cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm nhãn hiệu có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Tịch thu hàng hóa, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu; Đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm nhãn hiệu.
Trách nhiệm dân sự:
Cá nhân, tổ chức buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai; thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa của mình.
Trách nhiệm hình sự
Chủ sở hữu nhãn hiệu phát hiện người nào cố ý thực hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa của mình mà đang được pháp luật Việt Nam bảo hộ với quy mô thương mại có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng.
3. Một số giải pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm quy định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Để hạn chế các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, trước hết chủ thể sở hữu nhãn hiệu cần phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách:
Áp dụng biện pháp công nghệ
Đưa các bằng chứng chứng minh sản phẩm của mình là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm; Sử dụng các biện pháp nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
Gửi thư khuyến cáo
Cá nhân, pháp nhân bị vi phạm nhãn hiệu có thể gửi thư khuyến cáo để yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm:
– Chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm;
– Xin lỗi, cải chính công khai;
– Bồi thường thiệt hại.
Biện pháp hành chính
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định. Khi yêu cầu phải có đơn yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Biện pháp dân sự, hình sự
Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
4. Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022
Bộ luật Dân sự năm 2015
Bộ luật Hình sự năm 2015
Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
5. Một vụ việc xâm phạm nhãn hiệu trên thực tế
Vụ việc Vincon xâm phạm nhãn hiệu Vincom năm 2010
Công ty Cổ phần Vincom đã khởi kiện dân sự Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại.
Lý do khởi kiện Vincon là do tên thương mại/tên doanh nghiệp của VINCON tương tự với tên của VINCOM đã được bảo hộ và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực “bất động sản”. Việc đặt tên nhãn hiệu và tên thương mại VINCON đã gây ra sự nhầm lẫn nhãn hiệu và tên thương mại của VINCOM đối với công chúng; từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới thương hiệu, hình ảnh và uy tín của VINCOM.
Theo đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” có hiệu lực vào ngày 9/11/2010; đồng thời căn cứ vào nội dung, tính chất và mức độ vi phạm hành chính của Công ty CP Tài chính và Bất động sản Vincon tại các biên bản vi phạm hành chính được lập bởi cơ quan Thanh tra của Bộ KH&CN tại Hà Nội, Huế và Đà Nẵng, ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN đã ra quyết định xử phạt Công ty CP Tài chính và Bất động sản Vincon với hình thức như sau:
Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền, mức phạt 14.000.000 đồng (mười bốn triệu đồng) đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “VINCOM”.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc Công ty CP Tài chính và Bất động sản Vincon loại bỏ yếu tố vi phạm “VINCON” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên Công ty, tên chi nhánh của Công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế.
6. Apexlaw Việt Nam cung cấp dịch vụ xử lý vi phạm nhan hieu hang hoa
Quý khách hàng có thể an tâm ủy quyền hoàn toàn cho Công ty TNHH Apexlaw Việt Nam để xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa của mình.
Công việc của Apexlaw Việt Nam
1. Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng.
2. Tìm hiểu, xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
3. Hỗ trợ làm giám định sở hữu trí tuệ.
4. Soạn thảo hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện các thủ tục.
5. Gửi thư khuyến cáo hoặc khởi kiện vụ án ra tòa án theo các biện pháp quy định tùy vào mức độ xâm phạm.
6. Giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho quý khách hàng có được kết quả tốt nhất.
Trên đây là bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý “Xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa” mà Quý khách hàng quan tâm. Hãy liên hệ với Apexlaw Việt Nam để được tư vấn và cung cấp dịch vụ giải quyết cho các trường hợp vướng mắc cụ thể.
Apexlaw Việt Nam hy vọng bài viết trên giúp Quý Khách hàng nắm được cơ bản về hành vi vi phạm Nhãn hiệu Hàng hóa. Để tránh những rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, hãy liên hệ với Apexlaw Việt Nam để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.
Những vướng mắc thường gặp của Quý khách hàng về vấn đề “Xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa”
1. Câu hỏi: Công ty tôi phát hiện có hành vi xâm phạm nhãn hiệu thì có thể yêu cầu các cơ quan nào giải quyết?
Trả lời
Đầu tiên, Quý khách hàng cần yêu cầu bên vi phạm nhãn hiệu dừng hành vi xâm phạm bằng cách gửi thư khuyến cáo. Nếu hành vi vẫn tiếp tục diễn ra, Quý khách hàng có thể gửi đơn đến các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Câu hỏi: Khi phát hiện ra một doanh nghiệp khác đang thực hiện nhập khẩu hàng hóa có nhãn hiệu giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ của công ty tôi ở Việt Nam. Chúng tôi có thể làm gì để ngăn chặn điều này?
Trả lời
Để ngăn chặn việc này, Quý khách hàng có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan hải quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục kiểm soát biên giới. Theo đó cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra và xử lý các trường hợp nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu xâm phạm nhãn hiệu vào thị trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Câu hỏi: Nhãn hiệu “AQUAFINA” đã được bảo hộ ở Việt Nam thuộc nhóm hàng hóa 32. Tôi có thể đăng ký nhãn hiệu “AQUAVISA” hay “AQUAPINA” cũng thuộc nhóm 32 được không?
Trả lời
Xét về mặt nội dung, nhãn hiệu mới này của Quý Khách hàng cũng có 8 chữ cái nhưng có đến 6-9 chữ cái trùng với nhãn hiệu “AQUAFINA” đã được bảo hộ. Mặt khác, những nhãn hiệu này đều không mang ý nghĩa gì. Cho nên có thể thấy, hai nhãn hiệu của Quý khách hàng có sự tương đồng rất cao so với nhãn hiệu “AQUAFINA”.
Do vậy, 2 nhãn hiệu “AQUAVISA” hay “AQUAPINA” có khả năng bảo hộ thấp, nếu không đăng ký mà tự ý sử dụng thì có khả năng sẽ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ ở Việt Nam theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.